{Lưu ý} QUAN TRỌNG chăm sóc bé sinh mổ khoa học, thông minh
Ngày 25/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường, do đó cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc em bé sau sinh mổ để giúp bé phát triển tốt.
- 🌸 [Cẩm nang A- Z ] Chăm sóc bé yêu 10 tháng tuổi PHÁT TRIỂN – THÔNG MINH toàn diện
- 🌸 Lời khuyên” VÀNG” chăm sóc em bé từ trong bụng mẹ THÔNG MINH
Trình độ y tế phát triển cho phép ngày càng nhiều bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để “bắt con” thay cho phương pháp sinh truyền thống. Bên cạnh những lợi điểm mà sinh mổ mang lại cho cả mẹ và bé (như rút ngắn thời gian sinh giúp mẹ bầu đỡ đau hơn, đỡ mất sức hơn; em bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn ) thì cũng có nhiều mặt hạn chế. Do đó, trong suốt thai kỳ cha mẹ nên tham gia các lớp tiền sản hoặc tham khảo thông tin bạn bè, các chuyên gia y tế, dinh dưỡng để sớm trang bị những kiến thức chăm sóc bé sinh mổ hợp lý.
Tin hay cho Mẹ>> {Kinh nghiệm } trong cách chăm sóc trẻ tiêu chảy ĐÚNG CÁCH - KHOA HỌC - TẠI NHÀ
Những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sinh mổ gặp phải
- Trẻ sinh mổ có một hệ miễn dịch kém phát triển. Do không đi qua âm đạo người mẹ nên trẻ sinh mổ không có điều kiện được tiếp xúc với lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ, khiến hệ miễn dịch của trẻ chậm khởi động. Đây chính là “điểm yếu” giúp các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công trẻ sinh mổ như hen suyễn, các bệnh về đường tiêu hóa, di ứng (chàm sữa), các bệnh đường hô hấp. Các kết quả nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra rằng nếu như trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày đầu đời để hoàn thiện hệ miễn dịch, thì trẻ sinh mổ sẽ phải chờ đợi đến 6 tháng sau – tức là mất thời gian gấp gần 20 lần.
- Hệ hô hấp trẻ sinh mổ yếu hơn trẻ sinh thường. Nếu sinh thường, trẻ sẽ phải ép ngực mình lại để nước trong phổi ra hết. Ngược lại, trẻ sinh mổ sẽ không chịu tác động lực co thắt của cổ tử cung để đẩy sạch nước ối trong phổi ra. Vì vậy, phần lớn trẻ sinh mổ còn tồn dịch trong phổi dẫn đến tình trạng thở khò khè, và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi.
- Trẻ sinh mổ có hệ tiêu hóa non kém
Ngoài hệ miễn dịch kém phát triển, phương pháp sinh mổ cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ do lợi khuẩn đường ruột được kích hoạt thông qua việc sinh thường. Nếu bé nhà bạn sinh mổ thì cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn đã bị bỏ qua. Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp vitamin K, vitamin nhóm B cần thiết và đặc biệt có vai trò giảm nguy cơ mắc bệnh như dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường ruột, hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật. Theo số liệu của tổ chức Y khoa châu Âu, có tới 50% - 55% trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa và tỷ lệ này lớn hơn ở trẻ sinh mổ.
Không chỉ vậy, trẻ sinh mổ dễ gặp các vấn đề về đường ruột như nôn trớ, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón… Thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
- Khó bú mẹ
Trẻ sinh mổ mất 4-5 tiếng mới được tiếp xúc với mẹ, không chỉ vậy việc sinh mổ khiến cơ thể tiết sữa chậm hơn so với sinh thường nên mẹ mất 3-4 ngày mới có sữa cho bé bú.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc gây tê, kháng sinh sau ca mổ cũng làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa, dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Nếu người mẹ thuộc tuýp dị ứng với thuốc mê sẽ để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ như đa lưng, mẫn cảm với thay đổi thời tiết…
Những lưu ý dành cho cha mẹ trong chăm sóc bé sinh mổ
- Cho bé bú càng sớm càng tốt. Dù sử dụng thuốc kháng sinh sau ca mổ ảnh hưởng tới lượng sữa song tất cả các bác sĩ đều khuyên mẹ cho bé bú càng sớm càng tốt bởi sữa mẹ chứa hỗn hợp hoàn hảo các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ như chất đạm, vitamin, khoáng chất, vi khuẩn bifidobacteria và lactobacillii có lợi cho tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn chứa các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ, đồng thời giúp trẻ hết vàng da sinh lý.
- Tuân thủ lịch tiêm phòng & khám định kỳ: Cha mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng mở rộng cũng như lịch khám để theo dõi sức khỏe cũng như bảo vệ bé một cachskhoa học và chủ đọng hơ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cha mẹ cần đưa bé tới cơ sơ y tế gần nhất để thăm khám. Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh tại nhà cho bé.
- Cân bằng não: Ba tháng đầu tiên sau khi sinh, bé cần được bế ẵm, vỗ về, hoặc cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình cũng như mang đến cảm giác an toàn cho bé.
- Giữ không gian và đồ dùng sạch sẽ
Do hệ miễn dịch kém nên cha mẹ cần vệ sinh không gian sống cũng như đồ dùng của bé thật sạch sẽ. Phòng ngủ nên thoáng đãng, có ánh sáng, cung cấp đủ oxy cho bé.
Trước khi tiếp xúc với bé cần vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng dung dịch xà phòng. Khi ốm, ho, cảm.. không nên tiếp xúc với bé tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Xem thêm>> #Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà THÔNG MINH Mẹ nên biết
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm