Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Ngày 30/06/2019 Tác giả phuong thao

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. Mẹ đã biết phải ăn gì, uống gì để con khỏe mạnh và thông minh chưa? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

1.1 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên

Tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ chưa cảm nhận được sự phát triển của con. Tuy nhiên, lúc này, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi khiến mẹ buồn nôn và chán ăn. Chính bởi vậy, chế độ 
ăn của mẹ trong tháng đầu tiên vừa phải đủ chất dinh dưỡng lại vừa phải giúp mẹ vượt qua cơn ốm nghén. Mẹ cần chú ý:

- Chia bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ

- Bổ sung một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate trước khi ăn bữa chính

- Chọn đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhanh khó tiêu

- Bổ sung thêm sữa ít béo vào buổi sáng và buổi tối

- Bổ sung acid folic qua các món ăn như: các loại hat, đậu, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt,…

- Tuyệt đối không ăn đồ sống như shushi, shasimi, thịt tái, trứng sống,…

1.2 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 và 3

Trong tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, chứng ốm nghén vẫn chưa dứt. Lúc này mẹ phải tính toán để chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đảm bảo tăng 300 calorie để nuôi con nhưng không khiến mẹ bị béo phì. Trong 2 tháng này, bổ sung acid folic vẫn rất quan trọng. Ngoài ra, mẹ cần phải bổ sung:

- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây

- Giảm thiểu tối đa đồ ăn vặt như snack, khoai tây chia, đồ ngọt, nước có ga,…

- Uống 3 – 4 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo đủ canxi cho bé

- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

2.1 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng bầu lộ rõ hơn. Chế độ dinh dưỡng thời kỳ này cần đảm bảo cân bằng và đa dạng. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ cần đặc biệt chú trọng bổ 
sung sắt. Đủ sắt, lượng máu trong cơ thể sẽ tuần hoàn tốt hơn.

Các nguồn thực phẩm giúp mẹ có lượng sắt dồi dào gồm: thịt ức gà, các loại hạt, đậu và rau có màu xanh đậm. Để sắt đươc hấp thu tốt, mẹ cần thêm vitamin C. Có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin C như: cam, canh, bông cải xanh, bưởi, ớt chuông hay dưa hấu,… Nếu chế độ ăn uống không đủ sắt, mẹ cần bổ sung bằng viên sắt theo chỉ định của bác sĩ nhé!

2.2 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Tháng thứ 5, cơ thể mẹ bắt đầu nặng nề hơn. Tuy nhiên, do ốm nghén đã hết, mẹ cảm thấy vô cùng khỏe mạnh và đầy năng lượng. Mẹ bắt đầu thèm ăn nhiều hơn. Trong tháng thứ 5, mẹ đừng ăn quá mặn nhé! Các đồ ăn như khoai tây chiên, thịt xông khói, đồ ăn nhanh chế biến sẵn,… không hề tốt cho mẹ và bé. Nhiều mẹ trong giai đoạn này cực kỳ thèm đồ ngọt. Mẹ đừng nên ăn quá nhiều. Đồ ngọt sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh chóng và dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Thay vì đồ ngọt mẹ hãy uống thêm sữa và nước nhé!

2.3 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6

Tháng thứ 6 mẹ sẽ thấy cơ thể nặng nề hơn đáng kể. Em bé trong bụng ngày càng lớn nhanh. Mẹ thèm ăn và ăn ngày càng nhiều. Việc ăn ngon rất tốt nhưng ăn quá nhiều lại gây hại 
đấy mẹ ạ! Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 gồm có:

- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên qua trái cây, rau củ quả tươi

- Bổ sung chất béo không no qua các loại hạt và đậu

- Không quên bổ sung canxi từ sữa ít béo

- Bổ sung năng lượng từu ngũ cốc, yếu mạch và gạo lứt

- Uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

3.1 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Tháng thứ 7 của thai kỳ khiến mẹ mệt mỏi. Cơ thể nặng nề, tay chân bị sưng hay chứng ợ nóng khiến mẹ khó chịu. Mẹ có thể cải thiện sức khỏe qua chế độ ăn uống hàng ngày:

- Tránh đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh sẽ làm giảm chứng ợ nóng

- Ăn nhạt và vận động nhẹ nhàng để tránh tích tụ muối gây phù nề tay chân

- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như khoai lang hay các loại rau phòng táo bón

- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt phòng thiếu máu

3.2 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Tháng thứ 8 của thai kỳ mẹ cần được bổ sung lượng lớn Omega 3. Hợp chất này có nhiều trong cá như: các ngừ, cá trích và đặc biệt là cá hồi. Đầy đủ Omega 3 sẽ giúp bé thông 
minh. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung chất này qua các loại hạt. Thay đổi món ăn luân phiên khiến mẹ không bị ngán và chán ăn.

3.3 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối

Vào tháng cuối thai kỳ, bé lớn lên nhanh chóng. Vì vậy, mẹ cũng thèm ăn và ăn nhiều hơn. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên:

- Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi để bé chắc xương và mẹ nhiều sữa sau sinh

- Hạn chế đồ ăn chiên xào, dầu mỡ

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để hệ tiêu hóa khỏe mạnh

- Bổ sung thêm sắt tránh thiếu máu, mệt mỏi

- Tránh ăn đồ ăn sống, đồ ăn tái dễ gây sinh non

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

4. Lưu ý về chế độ ăn cho bà bầu

Khi có em bé, việc ăn uống phải hết sức cẩn thận. Các mẹ cần chú ý những lời khuyên sau của chuyên gia:

- Không phải ăn nhiều là tốt: Nhiều mẹ quan niệm rằng khi có thai cần phải ăn thật nhiều. Điều này hoàn toàn sai lầm các mẹ nhé! Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt là đầy đủ 
chất chứ không phải dư thừa về lượng. Việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân sau sinh.

- Ăn nhiều rau củ quả: Trong rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Việc ăn nhiều rau củ sẽ giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Mẹ cũng không cần lo ngại 
việc thừa cân, béo phì sau sinh nhé!

- Tuyệt đối tránh chất kích thích: Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia trong thời kỳ mang thai. Các chất này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức 
khỏe thai nhi.

- Bổ sung vitamin tổng hợp: Mặc dù đã ăn uống đầy đủ chất nhưng mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp trong quá trình mang thai mẹ nhé! Việc uống loại vitamin nào, 
liều lượng ra sao cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc bổ bởi việc này rất nguy hiểm.

Hi vọng những kiến thức Bé Tuti chia sẻ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy nhớ, chế độ dinh dưỡng bà bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của con mẹ nhé!

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan