Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Ngày 12/06/2019 Tác giả phuong thao
Hăm là bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ sơ sinh do nóng ẩm gây ra. Tùy vào vị trí, cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh sẽ khác nhau. Mẹ cũng có thể sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau để chữa hăm cho bé.
1. Các vị trí chữa hăm cho trẻ sơ sinh
1.1 Chữa hăm mông cho trẻ sơ sinh
Mông là vị trí dễ bị hăm nhất ở trẻ. Phần mông luôn tiếp xúc với tã nên khá bí bách và ẩm ướt. Nước tiểu và phân của bé nếu không được làm sạch kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm gây hăm phát triển. Khi chữa hăm mông cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý:
- Hạn chế dùng bỉm, tã vải dày sẽ khiến da bé bị bí, hăm tã sẽ càng nặng hơn
- Chọn loại tã bằng vải xô hoặc vải cotton thoáng mát
- Sau khi bé đi tiểu tiện hay đại tiện mẹ cần thay tã mới ngay để tránh hăm mông
- Thường xuyên vệ sinh giường, chiếu, đệm, ga,.... của bé sạch sẽ
- Không dùng các loại khăn ướt có chứa cồn để lau mông cho bé
- Nếu bé bị hăm mông nặng mẹ có thể pha baking soda vào chậu nước tắm rồi nhúng mông bé vào đó. Baking soda sẽ giúp trung hòa acid trong phân và nước tiểu của bé.
1.2 Chữa hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Phần cổ của trẻ có nhiều nếp gấp và ra nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, bé sơ sinh rất dễ bị hăm. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh ở vùng cổ gồm các bước như sau:
- Bước 1: Dùng nước ấm lau vùng da cổ bị hăm 2 lần/ ngày. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh da bé.
- Bước 2: Dùng thuốc chống hăm bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị hăm. Mẹ tuyệt đối không được bôi lớp kem dày bởi điều đó khi da bị bí và bệnh sẽ nặng hơn.
- Bước 3: Dùng dầu gội, sữa tắm có độ pH khoảng 5 ~ 5.5 để tắm rửa cho bé hàng ngày
- Bước 4: Tránh dùng các loại bột giặt, nước giặt, nước xả, nước hoa có nhiều hương liệu dễ gây dị ứng cho bé
- Bước 5: Lau sạch sữa, thức ăn trên cổ bé sau mỗi lần ăn
1.3 Chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh
Bệnh hăm háng ở trẻ sơ sinh khá phổ biến do dị ứng với tã, bỉm, khăn ướt, phấn rôm hay các yếu tố khác. Khi thấy trẻ bị mẩn đỏ ở vùng da quanh háng kèm các nốt ngứa, trẻ quấy khóc, mẹ hãy xử lý hăm háng ngay trước khi bệnh của bé tiến triển nặng. Các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại háng phổ biến hiện nay gồm:
- Chữa hăm háng bằng lá khế: lấy lá khế rửa sạch, vò nát, cho thêm chút muối vào đun sôi. Để nguội nước lá khế. Sau đó dùng khăn mềm rửa vùng háng của bé bằng hỗn hợp nước trên.
- Chữa hăm háng bằng trà xanh: Dùng túi trà khô đặt trong bỉm hoặc tã của bé để diệt vi khuẩn gây bệnh. Với trà tươi mẹ dùng lá trà đun thành nước trà, để nguội và tắm cho bé.
- Dùng kem chống hăm: Có rất nhiều loại kem bôi chống hăm trên thị trường. Khi bôi kem cho con mẹ chú ý cần để tay thật sạch sẽ, vệ sinh vùng háng kỹ trước khi bôi kem.
2. Thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh
Có hai cách phổ biến nhất hiện nay để trị hăm cho bé là dùng dầu dừa và thuốc đặc trị:
2.1 Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa được coi là một bài thuốc dân gian lành tính và hiệu quả để chữa hăm da cho bé sơ sinh. Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E giúp da bé mềm mịn, mờ thâm sau hăm và ngăn vi khuẩn tấn công bé. Để việc dùng dầu dừa trở thành cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Tắm cho bé sạch sẽ bằng nước ấm hoặc sữa tắm chuyên dụng, sau đó lau khô bé
- Bước 2: Đặt bé nằm ngăn ngắn, dùng dầu dừa bôi lên vùng da bị hăm cho bé
- Bước 3: Để dầu dừa trên da bé khoảng 15 phút
- Bước 4: Sau 15 phút mẹ tắm lại cho bé bằng nước ấm và lau khô da bé
2.2 Thuốc đặc trị hăm cho bé
Sử dụng thuốc đặc trị là cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại kem trị hăm khác nhau từ nội địa đến nhập ngoại. Mẹ có thể tham khảo các loại kem đặc trị hăm sau:
- Kem chống hăm Bepanthen: thành phần nổi bật là Dexpanthenol có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo và hình thành da mới. Đồng thời, kem giúp da của bé luôn ở trong tình trạng khô ráo, mềm mại.
- Kem trị hăm Weleda: là một loại kem có đặc tính an toàn, được chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Kem được làm từ dầu lá xô, tinh dầu cam, hương thảo, hoa cúc,... mang lại hiệu quả chữa hăm cao.
- Kem chống hăm Sudocrem: Đây là loại kem chống hăm phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc. Trong kem có chứa nhiều vitamin giúp da bé được lành lặn nhanh chóng. Sản phẩm cũng không chứa các chất tạo màu, hương liệu nên rất an toàn.
3. Lưu ý khi điều trị hăm cho trẻ sơ sinh
Hăm chỉ là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cũng không được chủ quan với bệnh. Khi thấy các dấu hiệu sau, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
- Các nốt phát ban do hăm trở nên nặng hơn ngay cả khi đã bôi thuốc
- Thông thường các nốt hăm sẽ thuyên giảm sau 2 - 3 ngày. Nếu sau 2 - 3 ngày nốt hăm không giảm mà tăng lên mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xem xét tình trạng bệnh.
- Hăm tã kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi
- Các nốt hăm có mụn mủ, rỉ vàng, sưng nề
- Da sưng đỏ kèm vảy trắng là hiện tượng của nhiễm nấm men
Các mẹ thấy đấy, cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh không hề khó. Các mẹ hãy áp dụng ngay các cách trên để bé luôn luôn khỏe mạnh nhé!
Bình luận về sản phẩm
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận
landress auto salvage [url=https://dataput.ru]https://dataput.ru[/url] vpn tunnel linux
получить кредит вебмани [url=https://wm-lend.ru]https://wm-lend.ru[/url]