Mụn sữa ở trẻ sơ sinh - Bí quyết chăm sóc bé yêu

Ngày 10/06/2019 Tác giả nguyen minh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường, còn có tên gọi khác là "nang kê". Mụn sữa nổi lên ở bé có thể do cơ thể bị nóng, da bị dính sữa, chất bẩn, ma sát với quần áo...Tỷ lệ trẻ sơ sinh xuất hiện mụn sữa khá cao, khoảng 20%.

Nguyên nhân xuất hiện mụn sữa ở trẻ sơ sinh 

Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu, điều tra về nguyên nhân của sự xuất hiện mụn sữa nhưng kết quả vẫn chưa được thống nhất. Các đầu mụn li ti thường xuất hiện trên các vị trí như cằm, má, trán, tay chân của trẻ sơ sinh. Một số nhà khoa học cho rằng, hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây nên mụn sữa.

Nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc, dược tính của thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.

Các mụn sữa này sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể của trẻ bị nóng lên do thời tiết hoặc do bé quấy khóc nhiều. Khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, mụn sữa cũng mọc nhiều hơn.

Các bé uống sữa bột cũng có thể bị mụn sữa do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Người mẹ ăn nhiều đồ nóng và hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa ở trẻ sơ sinh phát triển nhiều hơn.

Một nguyên nhân khác dẫn đến mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ bị phì đại tuyến bã.

Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh 

Đối với việc điều trị mụn sữa, việc vệ sinh ăn uống, chăm sóc da và tắm rửa cho bé bằng bột tắm thảo dược mỗi ngày là những biện pháp rất hữu hiệu. 

Vệ sinh ăn uống: Bạn cần chú ý đến lượng thức ăn và thời gian cho bé ăn hợp lý. Cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng (đồ tanh, đồ biển). Nếu bé dùng sữa ngoài cách tốt nhất là nấu lại sữa vài lần để phân hủy chất albumin gây dị ứng hoặc dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò.

Nói “không “với kem bôi, xà phòng, sữa tắm: Trong thời gian bé mọc mụn sữa không nên bôi bất kỳ kem hay thuốc gì lên mụn nếu chưa có sự đồng ý của bác sỹ, cũng không nên sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm vì chúng có chất tẩy rửa, tạo bọt nên có thể kiến da bé bị kích ứng, mẩn ngứa, viêm nhiễm.

Tips chăm sóc da cho bé: Da của trẻ sơ sinh rất non nớt nên cần tránh bị cọ sát, do đó, mẹ tuyệt đối không nặn, chọc hoặc chà sát lên mụn sữa. Mẹ cần rửa sạch khu vực bị mụn sữabằng nước hàng ngày. Ngoài ra cần cho bé hạn chế tiếp xúc với những tác nhân khiến bệnh trở nên nặng hơn như: bụi bẩn, vùng da bị mụn/ bệnh (các bệnh về da) của người khác…

Tắm cho bé hàng ngày bằng bột tắm thảo dược: Được xem là một trong những cách giúp trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất. Với xuất xứ từ thiên nhiên, không chỉ an toàn, thân thiện, tiện dụng, Tắm bằng thảo dược có tác dụng khử mùi, chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhanh chóng, hiệu quả mụn sữa cũng như các bệnh về da khác như rôm sẩy, mẩn ngứa, hăm da...

Những lưu ý về mụn sữa ở trẻ sơ sinh 

- Mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo lông vì dễ gây kích ứng cho da của trẻ.

- Mẹ không nên cọ xát mạnh mỗi khi tắm trẻ, đồng thời không dùng xà bông có tính kích thích mạnh.

- Mẹ không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da bé. Nếu tắm nắng cho bé, mẹ nên chọn khung giờ buổi sớm hoặc chiều muộn để bé không bị nóng bức.

- Mẹ không nên sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Dù các loại mụn sữa trên cơ thể bé sơ sinh có thể khiến mẹ khá là lo lắng, chúng sẽ không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.

 

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan