{Kinh nghiệm } trong cách chăm sóc trẻ tiêu chảy ĐÚNG CÁCH - KHOA HỌC - TẠI NHÀ
Ngày 09/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên và phân nhiều nước. Hiện tượng này nếu kéo dài mà không chữa trị hợp lý có thể gây ra tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng của con. Những cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà dưới đây mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn chăm sóc con được tốt nhất, giúp con mau chóng khỏi bệnh.
🌸 Chăm sóc bé bị đau mắt đỏ cha mẹ cần làm gì?
🌸 "Chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi" THÔNG MINH - KHỎE MẠNH từ chuyên gia
1/ Tại sao trẻ lại bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của con vẫn chưa hoàn chỉnh, có thể do một số nguyên nhân sau:
• Do con ăn thức ăn bị ôi thiu, hết hạn sử dụng
• Do thức ăn hoặc dụng cụ được vệ sinh kém
• Do thức ăn không được bảo quản đúng cách, để ruồi nhặng đậu vào
• Do bé nghịch nhưng không vệ sinh khi trước khi ăn
• Do sữa của con quá nhiều dưỡng chất mà con vẫn chưa hấp thụ được hết
• Do trẻ bị thiếu men tiêu hóa, gây ra hiện tượng thiếu men tiêu hóa ở con
• Do việc ăn dặm chưa đúng cách như mẹ cho con ăn nhiều thức ăn lạ cùng một lúc
Những nguyên nhân này có thể khiến cho con gặp phải tình trạng tiêu chảy, khiến cơ thể bé bị mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe. Có 3 mức độ mất nước của con:
• Mức độ 1: Con chỉ khát nước, môi khô, lượng nước tiểu hàng ngày vẫn bình thường
• Mức độ 2: Trẻ khát nước nhiều, lượng nước tiểu giảm, da co giãn kém hơn
• Mức độ 3: Da của trẻ bị nhăn nheo, môi khô, mắt trũng sâu, khát nước nhiều, đái ít
Tùy thuộc vào tình trạng của con mà mẹ cần phải bổ sung lượng nước cho con hợp lý để cân bằng lượng nước trong cơ thể của con.
2/ Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà bằng việc cho con uống nhiều nước
Trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mất đi một lượng nước lớn, chính vì thế các mẹ cần chú ý cho con uống nhiều nước hơn hàng ngày để bù lại lượng nước trong cơ thể bị mất qua phân và nôn ói. Mẹ cũng không nên ép con uống, chia nhỏ ra làm nhiều lần uống, cho trẻ uống theo khả năng của con, uống chậm, từng muỗng một.
Sữa mẹ vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng lại cung cấp nước cho cơ thể, vì thế nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn, mỗi lần bú lâu hơn để con hấp thu được các chất dinh dưỡng và tránh tình trạng mất nước của cơ thể. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các loại nước cho con như nước chanh, sữa đậu nành, sữa chua, nước cam vắt, nước dừa tươi,... cũng rất tốt cho con. Tuy nhiên những loại nước này cần tránh cho quá ngọt vì chúng sẽ làm tình trạng bệnh xấu đi.
Ngoài ra, sau mỗi lần con bị tiêu chảy lỏng, mẹ có thể cho con sử dụng dung dịch điện giải Oresol. Dung dịch này sẽ giúp bù lại nước và chất điện giải của cơ thể, từ đó giúp cho con mau hồi sức và tránh tình trạng mất nước của cơ thể.
3/ Bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng và bú nhiều hơn thường ngày để tăng sức đề kháng
Đối với người bệnh, và nhất là trẻ nhỏ thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của con. Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà mẹ cần chú ý đến cân đối dưỡng chất cung cấp cho con. Bởi vì khi trẻ bị tiêu chảy thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con cũng bị ảnh hưởng, vì vậy không nên cho con ăn quá nhiều chất dinh dưỡng để tránh làm quá tải. Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ cần cân bằng lượng sữa tươi và sữa đặc cung cấp cho con, đối với những trẻ bị tiêu chảy nặng hơn sau khi dùng sữa thì mẹ cần giảm lượng sữa, hoặc dùng sữa có ít đường hoặc không có đường lactose cho con.
Ngoài ra mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa trong ngày, để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, các thức ăn cần nấu nhừ, tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn, điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe của con. Cùng với đó, mẹ có thể cho con bú nhiều hơn, trong sữa mẹ cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con để con tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh.
4/ Cho trẻ tái khám nếu bệnh trở nặng hơn
Việc chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà đúng cách và hợp lý thì bệnh thường giảm sau 5-12 ngày. Vào lúc này trẻ thường chơi và bắt đầu đòi ăn trở lại, mẹ cần cho con ăn mỗi ngày 1 bữa phụ để cho con hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, bệnh tiêu chảy của con trở nặng hơn và khó kiểm soát, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để có thể xử lý được kịp thời.
5/ Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy
• Mẹ cần cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng tuổi và nên cho con bú càng lâu càng tốt
• Thường xuyên vệ sinh tay chân cho con, rửa tay bằng xà phòng cho con trước khi ăn và sau khi trẻ nghịch
• Cần vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn cho con, cần che miệng khi ho, hắt hơi
• Giữ môi trường đảm bảo vệ sinh, diệt ruồi, muỗi, côn trùng trong nhà
• Đảm bảo nguồn nước sử dụng cho con là nguồn nước sạch, không để trẻ nuốt nước khi tắm
• Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với con
• Sử dụng vitamin A định kỳ theo chỉ định của nhân viên y tế
• Trẻ cần phải được tiêm vắc-xin đầy đủ
Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà đơn giản và hiệu quả theo cách trên sẽ giúp các con có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng và tốt nhất. Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý để chăm sóc con được tốt nhất.
🌸 [Tổng hợp] Cách "chăm sóc trẻ 2 tuổi trở lên" giúp bé PHÁT TRIỂN toàn diện
🌸 14 Quy tắc “ VÀNG” khi chăm sóc bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ THÔNG MINH cần biết
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm