#Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà THÔNG MINH Mẹ nên biết

Ngày 05/04/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan của sốt virus do muỗi vằn có tên Aedes Aegypti truyền từ người này sang người khác, và trẻ em là đối tượng miễn dịch kém nên dễ bị sốt xuất huyết, chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà như thế nào là điều mà các bậc phụ huynh lo lắng để không gây nguy hiểm gì cho bé.

cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-tai-nha

Sốt xuất huyết khác với sốt siêu vi hay sốt phát ban nên là phụ huynh bạn cần nắm được tình trạng của bé để kịp thời có cách điều trị hợp lý nhất. Thông thường, có đến 70% trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà nhưng không phải vì thế mà có thể chủ quan đặc biệt là với trẻ em, bạn cần phải có cách điều trị hợp lý cũng như theo dõi sát bé để biết được tình trạng biến chuyển của bệnh để kịp thời có cách khắc phục không gây nguy hiểm gì cho bé. Để chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả, chúng ta cần phải tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết cũng như biểu hiện của nó.

Mẹ nên đọc>> Quy tắc “VÀNG” trong cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi và mùa đông TỐT NHẤT

1. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ em khi bị sốt xuất huyết thường mắc phải một số những triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột từ 39 - 40 độ và liên tục không có biểu hiện thuyên giảm. Đồng thời bé sẽ có tình trạng biếng ăn do cơ thể quá mệt mỏi.
  • Xuất huyết là hiện tượng xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh một cách tự nhiên hoặc do tiêm chích.
  • Xuất huyết ngoài da là biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc những vết bầm tím trên cơ thể, cụ thể thường gặp nhất ở mặt trước của 2 cẳng chân, mặt trong của cẳng tay, lòng bàn chân. Hoặc có thể xảy ra hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Xuất huyết đường tiêu hóa như hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu

cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-tai-nha

Hay những triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau đầu, tuy nhiên, triệu chứng này chúng ta khó phát hiện ở trẻ nhỏ hơn bởi trẻ chưa ý thức được tình trạng bệnh, bởi thế hiện tượng xuất huyết ngoài và sốt cao là những triệu chứng chúng ta dễ nhận biết nhất.

Đặc biệt, có thể chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà nhưng không phải lúc nào cũng giữ trẻ ở nhà, có những trường hợp mà bạn phải đưa trẻ đi viện ngay, cụ thể là khi gặp những tình trạng sau:

  • Đang sốt cao bỗng dưng hạ nhiệt đột ngột, da lạnh và nhiều mồ hôi, ẩm.
  • Chân răng và mũi bị chảy máu quá nhiều mà không cầm máu được.
  • Trẻ bị nôn ra máu hoặc nôn ra dịch có màu nâu hay đi ngoài ra phân đen.
  • Hoặc trẻ không còn sốt nữa nhưng lại rơi vào tình trạng li bì hoặc bứt rứt, hay tình trạng đau bụng ngày càng tăng.
  • Nếu gặp phải những tình huống trên thì bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên môn kịp thời chữa trị cho trẻ.

2. Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-tai-nha

Với những trường hợp nhẹ hoặc chưa có chỉ định nhập viện điều trị thì bạn nên để bé ở nhà hay một không gian thoáng mát và có chế độ chăm sóc hợp lý nhất. Với sốt xuất huyết, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước bởi bệnh có thể làm cho máu của bé bị cô đặc lại gây ra biến chứng sốc. Uống nước là cách để giúp cho máu không bị cô đặc và lưu thông được tốt hơn. Oresol, nước cam nước chanh hay nước lọc đun sôi là những thức uống tốt nhất cho trẻ lúc này. Và bạn cần lưu ý cho trẻ uống một cách từ từ, không nên uống quá nhanh bởi có thể làm cho bé bị nôn mửa và đầy bụng.

Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ thì nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol với 10 - 15mg/kg 1 lần sử dụng. Những thuốc thuộc nhóm aspirin sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu nên phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ sử dụng loại thuốc này. Cần kết hợp với một số phương pháp vật lý hạ sốt như lau mát, dùng khăn ấm chườm lên trán, nách, bàn chân, bàn tay để giảm nhiệt độ, cởi bớt trang phục của bé.

Bạn có thể tắm nhanh cho bé bằng nước ấm để giảm cơ thể thư giãn. Chỉ nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ, không nên sử dụng nước quá lạnh sẽ làm cho nhiệt độ bên trong cơ thể tăng lên nhiều.

cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-tai-nha

Đặc biệt lưu ý, nếu tình trạng bệnh của bé không thuyên giảm mà còn nguy cơ nặng hơn thì cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi và chữa trị kịp thời.

3. Sai lầm chết người trong việc chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Với trường hợp cho trẻ dùng thuốc rồi mà chưa hết sốt thì cần phải đưa trẻ vào viện để điều trị, không nên tự ý thay đổi thuốc cũng như việc sử dụng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý quyết định thuốc cho trẻ để tránh trường hợp dùng thuốc aspirin hay gây ra những hiện tượng ngộ độc thuốc, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan do thuốc.

Không được cắt da của bé để chảy bớt máu độc đi, đây là việc làm nguy hiểm gây nhiễm trùng, bầm tím da của bé và cũng không được sử dụng những biện pháp bắt gió nặn chanh, dùng rượu chà khắp người sẽ làm cho trẻ bị sặc đường thở, ngộ độc rượu. Và đặc biệt, dù cho trẻ có đỡ bị sốt cũng  nên đưa trẻ đi thăm khám lại chứ không được chủ quan.

Trên đây là cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà trong trường hợp chưa có chỉ định nhập viện, giúp bé hạ sốt cũng như giảm tình trạng bệnh sốt xuất huyết để tránh gây nguy hiểm cho bé.

Xem thêm>> {Bí quyết} Chăm sóc bé 6 tháng tuổi trở lên giúp Mẹ KHỎE - BÉ THÔNG MINH

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan