Mẹ trẻ Hà Thành chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ viêm phổi nặng

Ngày 20/06/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Bệnh viêm phổi là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Dù là mùa đông hay mùa hè bé cũng dễ mắc phải. Nếu không chú ý sẽ dẫn đến bệnh viêm phổi nặng, pháp đô điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Vì vậy mẹ cần học cách chăm sóc trẻ viêm phổi nặng.

cham-soc-tre-viem-phoi-nang

Cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi nặng ở trẻ:

Hầu hết nguyên nhân gây ra viêm phổi đều là do bé bị nhiễm lạnh, có thể do bé hít phải luồng khí quá lạnh, hay do bé bị ngấm nước hoặc ngấm mồ hôi của chính bé khiến cho phổi bị viêm.

Do trẻ còn quá nhỏ hệ hô hấp còn non nớt rất dễ bị nhiễm lạnh từ tác động của môi trường. Như nằm trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp so với mức hợp lí của trẻ. Khi trẻ hít phải sẽ dẫn đến viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hoặc nặng là viêm phổi.

Một trong các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi nặng ở trẻ là do không khí trong nhà không tốt, hoặc do hít thở với khói thuốc lá lâu ngày cũng khiến phổi bé bị viêm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu bố mẹ nên tránh cho con nếu muốn chăm sóc trẻ viêm phổi nặng khoa học nhất.

Bệnh viêm phổi nặng có những triệu chứng như thế nào?

Thông thường khi trẻ bị viêm phổi có những triệu chứng như: sốt cao, ho khan, ho có đờm, xổ mũi, chảy nước mắt, da đỏ,...

Ngoài ra, biểu hiện khi trẻ thấy không được khỏe trẻ sẽ bỏ ăn, quấy khóc, dướn người,..

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bé sẽ chyển sang giai đoạn viêm phổi nặng cấp mãn tính. Da bé sẽ tím tái, bé khóc nhiều hơn, sốt cao hơn có thể co giật, lồng ngực lõm, môi và đầu các chi chuyển màu tím, thở gấp, dịch đờm đặc có màu vàng đậm đôi khi kèm máu, nôn, hoặc đau bụng.

cham-soc-tre-viem-phoi-nang

Hầu hết đây đều là những triệu chứng để bố mẹ nhận biết con mình đã đến giai đạon nào của bệnh. Tùy theo mức độ, nhưng khi bé đã bị viêm phổi nặng cần có cách sơ cứu tại nhà hoặc đưa bé đến ngay trung tâm y tế gần nhất.

Cách chăm sóc trẻ viêm phổi nặng

Hạ sốt là việc mẹ nên làm đầu tiên, tránh trường hợp bé sốt quá cao gây co giật. Mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách: chườm nóng, uống thuốc hạ sốt hoặc đút thuốc vào hậu môn theo chỉ điịnh của bác sĩ.

Phối hợp với trẻ để ngồi đúng tư thế để ho đờm ra ngoài. Kết hợp với cách vỗ lưng cho trẻ. Vỗ từ giữa lưng trẻ ngược lên gần gáy. Lưu ý vỗ mức độ vừa đủ và tránh vỗ lúc trẻ mới ăn.

Vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ viêm phổi nặng. Trẻ trẻ bị viêm phổi nặng, các mẹ cần giữ vệ sinh tuyệt đối cho con, nếu không vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng và làm cho con bạn mắc bệnh nặng hơn. Chú ý vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé mẹ nên dùng dung dịch muối dành cho trẻ sơ sinh để lau rửa hằng ngày cho trẻ. Ngoài ra, giường chiếu chăn gối của bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, thơm tho. Bé sẽ chóng khỏe hơn nếu môi trường sống của trẻ được vệ sinh tốt, không khí trong lành.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng là cách chăm sóc trẻ viêm phổi nặng lành nhất. Tuy nhiên lúc này việc ăn đối với trẻ là rất khó khăn, bé ăn sẽ không thấy ngon miệng, mà còn rất khó để nuốt. Mẹ nên nấu cháo hoặc làm thức ăn cực kì mềm, dễ nhai nhuốt cho bé như: chim bồ câu hấp cách thủy, cháo gà, cháo trứng,... Đặc biệt, lúc này mẹ nên nấu món ăn theo sở thích của bé, chú ý nấu vừa phải vì bé ăn được rất ít. Vì bé mắc đờm trong cổ hong và thường xuyên ho liên tục, nên mẹ đừng bắt ép bé ăn nhiều quá. Các mẹ nên học cách chế biến thực phẩm để trẻ ăn ngon mà lại tiêu đờm như: hấp chanh đào mật ong cho bé ăn, hoa hồng bạch hấp với đường,...

cham-soc-tre-viem-phoi-nang

Cách phòng bệnh cho trẻ viêm phổi nặng.

Dân gian có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” quả đúng không sai. Để không bị nhiễm bệnh viêm phổi tốt nhất các mẹ nên học cách phòng tránh mắc bệnh viêm phổi cho con mình. Hãy làm theo các gợi ý sau nhé:

– Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cần cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

– Cho bé sinh hoặt ở nơi đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.

– Các mẹ phải nhớ đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, phế cầu, cúm…

– Khi các mẹ phát hiện sớm ra các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân…cần phải có biện pháp để chăm sóc ngay và điều trị kịp thời.

– Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng… Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

cham-soc-tre-viem-phoi-nang

Trên dây là những kinh nghiệm của các bà mẹ đã từng có con bị viêm phổi nặng. Các mẹ cần học hỏi để có cách chăm sóc trẻ viêm phổi kịp thời nhé.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan