{BÍ KÍP} Chăm sóc bé bị đau mắt đỏ KHOA HỌC tại nhà cho ba mẹ THÔNG MINH
Ngày 09/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Cùng với sởi, quai bị, rubela, đau mắt đỏ cũng là bệnh giao mùa gây nguy hiểm cho sức khỏe và thị lực của bé. Để xử lý và chăm sóc bé bị đau mắt đỏ chuẩn khoa học, mời cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
🌸 "Chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi" THÔNG MINH - KHỎE MẠNH từ chuyên gia
🌸 [Tổng hợp] Cách "chăm sóc trẻ 2 tuổi trở lên" giúp bé PHÁT TRIỂN toàn diện
Đau mắt dỏ là gì? Có gây nguy hiểm đối với bé.
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp, là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi, vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng có xu hướng bùng phát mạnh vào tháng 8-10. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên dễ lây nhiễm hơn người lớn và có mức độ nặng hơn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do trẻ hay dụi mắt dễ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do ô nhiễm môi trường, khói bụi, thói quen vệ sinh, dùng chung đồ cá nhân không sạch sẽ. Đặc biệt là tình trạng mưa kéo dài trên nền nhiệt cao dễ khiến bùng phát thành dịch.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có cảm giác cộm, ngứa, sưng đỏ như có cát hoặc dị vật rơi vào. Ngoài ra còn có hiện tượng chảy nước mắt, mẩn đỏ, ngứa xung quanh mắt, có dịch màu trắng đục. Sau 7-14 ngày, bệnh tự khỏi. Tuy nhiên nhiều trường hợp không chăm sóc đúng và nhanh chóng sẽ để lại nhiều biến chứng như loét, viêm… ảnh hưởng tới thị lực của bé sau này.
Ở thời điểm hiện tại, chưa có thuốc kháng sinh nào đặc trị hiệu quả virut gây bệnh đau mắt đỏ. Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống đỡ lại sự hoạt động của virut. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bị đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng xử lý và có phương pháp chăm sóc đúng để bệnh nhanh thuyên giảm, không ảnh hưởng tới thị lực của bé.
Theo đó, để chăm sóc bé bị đau mắt đỏ các mẹ cần:
1. Vệ sinh mắt thường xuyên
Hằng ngày, cha mẹ cần lau rửa mắt để loại bỏ ghỉ, kèn mắt bằng bông sạch hoặc vải mềm sạch. Sau khi lau xong cần vứt bỏ bông và khăn để đảm bảo không làm lây lan nguồn bệnh. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa mắt ít nhất 3 lần mỗi ngày giúp mắt bé dễ chịu, tuy nhiên tuyệt đối không được dùng nước muối biển để rửa mắt cho bé.
Trong quá trình vệ sinh mắt bị đau cho bé, nếu bé chỉ bị đau một bên mắt, cha mẹ cần thận trọng tránh làm lây lan sang mắt không bị bệnh bằng cách sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt cho mỗi bên mắt. Không dùng chung bông và khăn cho cả hai mắt. Trước và sau khi vệ sinh, cha mẹ cần rửa tay thật sạch bằng nước rửa tay, xà phòng sát khuẩn.
2. Vệ sinh không gian sống
Cha mẹ vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đồ dùng gia đình, giường chiếu, đặc biệt là đồ dùng của bé như chăn, ga, gối, quần áo để loại bỏ vi khuẩn. Phun thuốc diệt khuẩn xung quanh nhà ở, không cho bé tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. Hạn chế sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
3. Cho trẻ đeo kinh để tránh bụi bay vào mắt
Để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn khi tiếp xúc với khói bụi, cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại kính phù hợp.
4. Cách ly bé tránh tiếp xúc với những người không bị bệnh
Để không làm bệnh thành dịch, cha mẹ cần cho bé nghỉ học nếu đã đến tuổi tới trường nhằm hạn chế tiếp xúc với các trẻ không bị bệnh tránh làm bệnh bùng phát diện rộng. Bên cạnh đó, trẻ cũng không nên ôm ấp, thơm, hôn những người khác vì bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus...
Để tránh tạo tâm lý xa cách, tự ti, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về bệnh đau mắt chỉ là một dạng bệnh do virut không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh để trẻ không mặc cảm khi tiếp xúc với người khác.
5. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé qua khẩu phần ăn và uống giúp trẻ đủ sức chống chọi bệnh cũng như không làm suy kiệt sức khỏe trong thời gian dài. Ngoài ra, bé cũng nên được hướng dẫn vận động thường xuyên để nâng cao sức dẻo dai cơ thể.
6. Tuyệt đối không tự ý hoặc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh
Khi phát hiện bé bị đau mắt đỏ, điều cần làm đầu tiên là đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị cho bé. Bởi thuốc kháng sinh không có tác dụng với virut mà chỉ làm giảm các triệu chứng của bệnh. Không chỉ vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, kháng thuốc về sau. Chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp bác sĩ kê toa.
Bên cạnh những lưu ý trên, cha mẹ cần hướng dẫn con:
- Không dùng tay dụi mắt,
- Vệ sinh tay bằng xà bông, nước sát khuẩn trước và sau khi đi vệ sinh. Trước khi ăn. Hoặc sau khi tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.
- Hạn chế đi bơi,
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.
🌸 14 Quy tắc “ VÀNG” khi chăm sóc bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ THÔNG MINH cần biết
🌸Lời khuyên “ VÀNG” khi chăm sóc trẻ tự kỷ từ CHUYÊN GIA
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm