Nguyên nhân, cách xử lý và “chăm sóc trẻ nôn trớ”ngay tại nhà THÔNG MINH

Ngày 04/06/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ song cha mẹ cần xử lý và chăm sóc trẻ nôn trớ đúng cách tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

cham-soc-tre-non-tro

Ở trẻ nhỏ, nôn trớ là một trong những vấn đề thường gặp gây nhiều phiền toái và khiến cha mẹ lo lắng. Vậy nôn trớ là gì?

Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Các chuyên gia nhấn mạnh cha mẹ cần phân biệt rõ nôn trớ bình thường và bất thường để có cách xử lý đúng đắn.

Theo đó, nôn trớ có hai loại: lành tính (hay còn gọi là cơ năng) sẽ tự khỏi khi trẻ lớn thường liên quan đến ăn uống hay gặp ở trẻ nhỏ do cha mẹ ép ăn quá nhiều, bú quá no, nằm ngay sau khi ăn hoặc bú, hoặc hệ tiêu hóa không dung nạp thức ăn, hoặc khi ăn dặm bổ sung nhiều thức ăn mới lạ, hoặc ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, chủ yếu là thức ăn, thường tự hết sau 6-24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy bé vẫn vui chơi, khỏe mạnh và lên cân.

Hiện tượng nôn trớ xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người nên cha mẹ không nên quá căng thẳng, sốt ruột. Hầu như đứa trẻ nào cũng nôn trớ ít hoặc nhiều trong giai đoạn sau chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé ngoại trừ sự phiền phức khi phải thay đồ thường xuyên.

cham-soc-tre-non-tro

Ở trường hợp nôn trớ do bệnh lý thì cha mẹ không nên xem nhẹ. Cụ thể khi thấy con nôn kèm theo sốt, đau bụng quằn quại, bụng chướng, tiêu chảy, lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, nôn nhiều đến mức bị mất nước (mắt trũng xuống, môi khô, khát nước dữ dội), co giật, ngủ lịm, lơ mơ, lì bì, liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng, xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ… đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé tới trung tâm y tế, không được xử lý tại nhà.

Xử trí và chăm sóc trẻ nôn trớ đúng cách

  • Ngay khi bé nôn trớ phải nghiêng đầu bé sang một bên để bé không bị sặc chất nôn, sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn theo tuần tự trong miệng, họng và mũi bằng cách hút hoặc dùng gạc thấm nhẹ nhàng, không đưa ngón tay sâu vào cuống họng trẻ sẽ khiến trẻ đau, khóc và trớ thêm. Một lưu ý khác, nhiều cha mẹ khi thấy trẻ nôn trớ lại bế ngửa bé ra càng khiến chất nôn không thoát được ra ngoài, nằm ứ đọng trong cuống họng.
  • Dùng thủ thuật khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng (nằm ở giữa hai bả vai bé) nhằm trấn an đồng thời giúp bé ho đẩy nốt chất nôn còn lại ra ngoài.
  • Vệ sinh cơ thể bé (không tắm ngay) bằng khăn mềm và nước ấm, thay quần áo sạch cho bé.
  • Khi vừa nôn xong, nên ôm bé vỗ về, trấn an không ép bé bú hoặc uống nước luôn. Sau đó mới cho trẻ bú lại từ từ, uống nước ấm hoặc oserol ấm từng thìa nhỏ để trẻ không rơi vào tình trạng mất nước.
    cham-soc-tre-non-tro
  • Giúp trẻ ngủ, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ.
  • Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo để xác định nôn bình thường hay nôn bệnh lý.
  • Với bé đã ăn dặm, cha mẹ cần chế biến thực phẩm dễ tiêu hóa, nấu lỏng. Không cho bé ăn đồ nhiều đường, dầu mỡ khiến đầy bụng, khó tiêu.
  • Trường hợp bé bị sặc chất nôn trớ – Dị vật đường thở: nếu trẻ hít phải chất nôn trớ, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý, không vội vàng dùng tay móc chất nôn, mà phải làm ngay phương pháp Heimlich (vỗ lưng hoặc ấn ngực) để tống dị vật ra.
  • Nếu nôn trớ là do sai lầm về cách ăn uống thì cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống rồi tiếp tục theo dõi tại nhà.
  • Với bé đang bú, mẹ xem lại tư thế cho con bú cũng như cách ngậm bắt vú đúng
  • Cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không ép bú quá no. Nếu sữa về nhiều, mẹ nên dùng ngón tay kẹp đầu ti lại để tiết chế dòng sữa, tránh tình trạng sặc sữa khiến trẻ sợ hãi.
  • Nếu bé ăn sữa công thức, mẹ cần xem lại hướng dẫn pha đúng cách (nhiệt độ nước, lượng sữa, cách cho bé bú).
  • Khi trẻ ăn no, mẹ bế bé lên vai, khum bàn tay vỗ ợ hơi lên lưng bé. Đặt bé nhẹ nhàng, hạn chế cho bé nằm sấp. Không bế xốc trẻ, đùa dỡn với trẻ.
  • Sau ăn 30’ mẹ massage quanh rốn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, làm giảm chướng bụng và nôn trớ, làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ, đồng thời giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn.

cham-soc-tre-non-tro

Trên đây là những lưu ý dành cho cha mẹ trong cách xử lý và chăm sóc bé nôn trớ, nếu sau khi đã áp dụng và điều chỉnh thói quen ăn uống mà không cải thiện được tình hình, nặng hơn bé còn có những dấu hiệu bất thường như sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường có máu hay dịch mật (xanh, vàng)… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan