10 Sai lầm “NGUY HIỂM” trong việc chăm sóc bé bị ho tại nhà Mẹ cần phải biết
Ngày 16/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Chăm sóc bé bị ho tại nhà đòi hỏi cha mẹ phải nắm vững kiến thức, không chủ quan, nôn nóng để tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- 🌺 {CHUYÊN GIA chia sẻ} Kinh nghiệm "chăm sóc trẻ viêm tai giữa" KHOA HỌC - THÔNG MINH
- 🌺 {Chia sẻ} cách chăm sóc trẻ để tăng cân mẹ THÔNG MINH cần biết để chăm bé
Ho thực chất là một phản xạ bảo vệ đường hô hấp của cơ thể, thở ra nhanh và mạnh nhằm loại bỏ chất gây kích ứng hoặc dị vật trong đường thở. Nhiều cha mẹ cho rằng ho là một loại bệnh. Song các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho rằng ho không phải bệnh lý, mà là biểu hiện khi trẻ gặp các vấn đề sau: Nhiễm trùng, trào ngược acid dạ dày, hen suyễn, bệnh dị ứng, viêm xoang, ho gà…
Các bác sĩ còn lưu ý cha mẹ cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa ho và ho gà để có phương pháp chăm sóc bé hiệu quả. Đồng thời vạch ra 7 sai lầm thường gặp của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị ho. Cụ thể như:
-
Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo
Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ không kịp thời thay quần áo bị ướt có thể làm nhiễm lạnh ngược và dễ viêm phổi. Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn gây nóng còn dễ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa.
Ngoài ra, trẻ bị mặc nhiều áo, phụ huynh không quan sát được tình trạng co lõm lồng ngực khi bé khó thở. Nguy hiểm hơn, nếu bị ho, khó thở kèm theo sốt, thân nhiệt tăng cao nhưng bị các lớp áo giữ lại sẽ khiến trẻ sốt cao hơn, nguy cơ dẫn tới co giật.
-
Lạm dụng kháng sinh
Ngay khi con có dấu hiệu bị ho, ho có đờm đặc, ho lâu ngày… nhiều cha mẹ do nóng vội đã sử dụng thuốc kháng sinh với hi vọng cắt ho nhanh chóng. Song chính việc sử dụng kháng sinh nhưng không có chỉ định của bác sĩ hoặc kê toa kháng sinh trong những trường hợp chưa cần thiết đều nguy hại, nhẹ thì bị tác dụng phụ, phản ứng thuốc, nặng sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Không chỉ vậy, uống kháng sinh nhiều làm trẻ biếng ăn, dẫn đến tiêu chảy, làm giảm sức đề kháng khiến bệnh lâu khỏi. Kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn nhưng hoàn toàn vô dụng với virus.
Xem thêm>>#Kinh nghiệm” VÀNG” chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào ĐÚNG CÁCH – AN TOÀN
-
Sử dụng lại toa thuốc cũ
Theo các bác sĩ, việc cha mẹ sử dụng lại đơn thuốc là một sai lầm mặc dù đơn thuốc trước phát huy tác dụng. Bởi vì một đơn thuốc luôn dành cho một cá nhân cụ thể trong một thời điểm nhất định. Dù vẫn là ho giống như lần trước nhưng có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn, nếu dùng thuốc theo đơn cũ sẽ không còn hiệu quả. Tốt nhất nên đưa con tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và quyết định sử dụng thuốc hợp lý.
Ngoài ra, nhiều cha mẹ còn nghe người thân “mách” toa thuốc của bé khác sau khi chữa khỏi bệnh để áp dụng cho con mình. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, gây ra tình trạng kháng thuốc, bệnh thêm kéo dài và khó chữa trị.
-
Cho bé uống thuốc ho dành cho người lớn
Trẻ nhỏ không phải người lớn thu nhỏ, vậy nên cha mẹ tuyệt đối không áp dụng thuốc ho dành cho người lớn đối với con mình. Có những thuốc người lớn dùng bình thường nhưng lại chống chỉ định dành cho trẻ nhỏ.
-
Dùng các loại thuốc ức chế ho
Ho là triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới. Tuy nhiên không phải trường hợp nào dùng thuốc giảm ho, ức chế ho cũng tốt. Nhiều bậc phụ huynh cứ thấy con húng hắng ho là lo lắng, mà không biết đó là triệu chứng có lợi của cơ thể giống như sổ mũi hay sốt. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì nhanh khỏi bệnh.
-
Cắt giảm khẩu phần ăn
Nhiều gia đình khi con bị ho cho rằng phải ăn uống kiêng khem mới nhanh khỏi bệnh, các món ăn nhiều dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, hải sản, sữa… đều bị loại khỏi khẩu phần ăn. Chính điều này khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, không có sức đề kháng để chống chọi lại bệnh. Chỉ nên kiêng cử trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn. Còn lại vẫn có thể ăn uống bình thường.
Trong trường hợp trẻ bị ho khan, ho có đàm, sốt cao liên tục 2 ngày trở lên kèm theo khó thở, ngủ li bì, bỏ ăn, bỏ bú, nôn ói… cha mẹ nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trong trường hợp bé chỉ ho húng hắng, ho dưới 10 lần trong ngày, không ho thành cơn, co rút lồng ngực, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi, quan sát, không vội vàng can thiệp bằng thuốc kháng sinh mà có thể áp dụng một số bài thuốc đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ, nước vo gạo và rau diếp cá, củ cải trắng, gừng xay nhuyễn… hoặc một số thuốc ho đông y có nguồn gốc từ thảo dược. (Lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).
Tin hay cho bạn>> Hướng dẫn CHĂM SÓC trẻ xuất huyết não màng não HIỆU QUẢ
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm