Quy tắc “vàng” chăm sóc trẻ thiếu tháng từ bà mẹ THÔNG MINH chia sẻ

Ngày 31/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Tình yêu, trách nhiệm và kiến thức khoa học là những điều quan trọng để cha mẹ chăm sóc trẻ thiếu tháng nhanh khỏe, tăng cân và chiều cao tốt.

Theo ghi nhận của Bộ Y tế, mỗi ngày trên cả nước trung bình cứ 10 bé chào đời thì có 1 trường hợp sinh thiếu tháng. Rất may là sự tiến bộ về y tế cũng như kiến thức khoa học đang ngày càng phát triển giúp cha mẹ chăm sóc trẻ sinh non tại nhà không còn lo lắng, bỡ ngỡ.

Khi nào được xem là trẻ sinh thiếu tháng?

Một em bé sinh đủ tháng trung bình kéo dài 40 tuần kể từ ngày hành kinh cuối cùng, nhưng nếu bé sinh từ tuần 38-40 vẫn được coi là đủ tháng. Còn chào đời ở thời điểm sớm hơn tuần thứ 37 trở lại, bé được coi là sinh thiếu tháng.

Nguyên nhân sinh thiếu tháng?

  • Thai phụ bị huyết áp cao, sử dụng chất kích thích, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, từng nạo phá thai, từng sinh non.
  • Thai kỳ bị các tình trạng bất thường như vỡ ối non, đa ối, đa thai, thai dị dạng…
  • Do nhau thai. Nhau tiền đạo hay nhau bong non, thiểu năng nhau thai khiến cơ thể người mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non

Có rất ít trường hợp may mắn trẻ sinh non có được sức khỏe ổn định, những trường hợp còn lại trẻ sinh non phải đối diện với hàng loạt các vấn đề về bệnh tim, suy hô hấp, chảy máu não, suy thận, xuất huyết trong não thất, vàng da và thiếu máu. Cùng với đó, vì hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng.

Riêng trẻ sinh trước khoảng thời gian 32 tuần sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong cao, tàn tật lâu dài như chậm phát triển, bại não, các vấn đề về phổi và tiêu hóa, bệnh võng mạc trẻ sinh non và thính giác. Tin vui là hơn 98% trẻ sinh ra từ 32 đến 35 tuần tuổi có khả năng sống sót cao.

Lưu ý chăm sóc bé thiếu tháng

  • Trẻ sinh non cần được ủ ấm đúng cách

Do sinh thiếu tháng nên khả năng điều khiển thân nhiệt của bé chưa được hoàn thiện. Trẻ thường có nguy cơ bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt rất nhanh ngay cả trong những ngày nhiệt độ bình thường. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ tránh các bệnh về đường hô hấp.

Theo đó, tại bệnh viện, ngay sau khi sinh trẻ cần được ủ ấm, nằm trong phòng có nhiệt độ 28-35 độ C. Hiện nay, ở các bệnh viện đã có phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sinh non nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Trường hợp không có lồng ấp thì ủ trẻ theo phương pháp chuột túi tức đặt trẻ áp vào ngực mẹ, da kề da để truyền hơi ấm sang cho con.

Khi xuất viện về nhà, phòng của bé phải được giữ ấm tuyệt đối với nhiệt độ thích hợp là 28-30 độ, độ ẩm trung bình từ 60-70%. Vì không được bật quạt thông hơi hay mở cửa sổ nên phòng phải đủ rộng để cung cấp đủ lượng oxy cho trẻ hô hấp. Đặc biệt, cha mẹ không được bế trẻ ra ngoài trời.

Bé sinh non sẽ nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, mùi… vì vậy cha mẹ cần đảm bảo phòng của bé không quá sáng, nhưng cũng không được tối, hạn chế tối đa tiếng ồn và vệ sinh thường xuyên loại bỏ mùi hôi khó chịu giúp bé ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, trẻ sinh non cần được mang tất chân tất tay và đội mũ để giữ ấm thóp. Để đảm bảo không mặc quá nóng cho bé, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Nếu bạn để trẻ nằm cũi, hãy nhớ rằng loại bỏ chăn, gối, mền xung quanh bé vì có thể khiến bé ngạt tử, gây tử vong.

Mặc dù cần ủ ấm cho bé song phải đúng cách. Tức là cha mẹ không nên cố gắng ních nhiều quần áo vào người bé khiến thân nhiệt tăng cao. Khi sử dụng khăn quấy giữ ấm bụng bé, mẹ cần điều chỉnh sao cho thoải mái, không thít chặt vào cơ bụng khiến trẻ khó thở, bởi ở trẻ sở sinh và nhũ nhi thở bằng mũi, thở bụng (cở hoành) là chủ yếu. Ngoài ra, đầu là nơi tỏa ra 85% lượng nhiệt của cơ thể, trong trường hợp bé toát mồ hôi mẹ nên tháo mũ khỏi đầu bé 15 phút rồi mới đội lại.

  • - Phòng chống nhiễm trùng

Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng, nhất là vào mùa đông hoặc thời tiết giao mùa. Để bảo vệ bé, cha mẹ cần giữ cho trẻ tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng; không nên để người lạ bế hoặc thơm (hôn) bé; trước khi tiếp xúc với bé, bạn và người thân nên vệ sinh tay sạch sẽ; thường xuyên làm sạch đồ chơi trước khi đưa cho bé sử dụng; không nên đưa bé tới nơi đông đúc, có nhiều trẻ nhỏ.

/cham-soc-tre-thieu-thang

  • - Hiểu những tín hiệu của bé

Cha mẹ cần quan sát, lắng nghe các tín hiệu của bé để hiểu được bé muốn gì. Nếu như bé thở nhanh hơn hoặc đứt quãng; gồng người (như đang rặn); ngáp; nấc cục; cong người; trở nên cáu gắt… điều đó có nghĩa bé đang mệt và cần được nghỉ ngơi. Còn nếu bé biểu hiện như thở đều; da có màu bình thường; tỉnh táo; nhìn chăm chú vào một gương mặt hay đồ vật… có nghĩa là bé đang muốn tiếp nhận thông tin.

- Bế, ôm giữ và đặt bé cẩn thận. Trong tháng đầu, bạn nên hạn chế bế bé sinh non bởi cơ thể còn yếu ớt, cư động khó khăn dễ làm bé tổn thương. Ở những tháng tiếp theo, khi bé thức bạn nên di chuyển bé thật nhẹ nhàng, chầm chậm. Trẻ thiếu tháng vẫn đang cố gắng để có thể cử động nhịp nhàng và giữ tay chân không bị đung đưa hoặc buông thõng. Thường xuyên ôm ấp, vỗ về bé vào lòng để bé cảm nhận được hơi ấm, sự quan tâm và tình thương của cha mẹ. Không chỉ vậy việc ôm bé sẽ giúp bé cảm thấy an toàn hơn.

  • - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất dành cho trẻ sinh non. Mỗi ngày bé cần bú từ 8-10 lần, không nên để bé đói quá 4 giờ sẽ khiến trẻ mất nước, cáu kỉnh, mệt mỏi.

Trẻ sinh non hay bị ọc sữa, mẹ cần lưu ý tư thế bế hoặc nằm cho bé bú sao cho cả mẹ và bé thoải mái nhất. Sau khi bú xong, mẹ vỗ ợ hơi giúp đẩy khí thừa ra khỏi dạ dày giúp bé dễ chịu hơn.

/cham-soc-tre-thieu-thang

Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên cho bé sinh non ăn dặm sau 6 tháng tính từ ngày sinh đủ tháng của bé (không phải ngày sinh thực tế). Khi ăn dặm, nên thực hiện từ từ, chậm rãi. Thức ăn từ lõng đến đặc. Không cố nhồi nhét nhiều thực phẩm trong một lần ăn. Mọi dụng cụ dùng để cho trẻ em cần phải tuyệt trùng tuyệt đối. Do trẻ sinh non không phát triển đầy đủ như trẻ bình thường nên cần nhiều thời gian hơn để trẻ phát triển khả năng nuốt, cha mẹ cần kiên nhẫn, tránh nóng vội.

  • - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ sinh thiếu tháng

Càng trẻ sinh thiếu tháng càng phải vệ sinh da sạch sẽ như trẻ bình thường. Cha mẹ cần tắm, rửa nước ấm cho bé mỗi ngày. Nếu vào mùa đông, cần có quạt sưởi tránh làm bé bị lạnh. Mỗi lần tắm không quá 5 phút. Có nhiều bà mẹ thấy con nhỏ bé quá nên sợ không tắm cho con, điều này không tốt vì thế rất dễ làm cho da bé bị bẩn gây nhiều bệnh tật.

  • - Cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé

Trẻ sinh non thường được tiêm phòng ở cùng thời điểm sau sinh như trẻ đủ tháng. Nhưng cân nặng cần đạt chuẩn cho phép thì cha mẹ mới tiêm và khi bé không sốt mới được tiêm.

  •  

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

 

 

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan