Mách mẹ THÔNG MINH chăm sóc trẻ mầm non “chuẩn nhất”

Ngày 20/06/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Khi trẻ trong giai đoạn mầm non cũng là lúc các bà mẹ phải thay đổi hướng dạy con của mình. Đây là lúc thói quen và nhận thức của trẻ phát triển mạnh nhất. Quá trình dậy dỗ từ việc ăn thế nào? Chơi với con ra sao?  lúc này không đúng đắn có thể bé nhà bạn sẽ trở thành một đứa bé khó bảo. Vì vậy, chúng tôi đem đến những lời khuyên quý báu cho các mẹ để hiểu thêm cách chăm sóc trẻ mầm non tại nhà, cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé.

cham-soc-tre-mam-non

Khi trẻ từ 3 tuổi trở nên được coi là độ tuổi mầm non có thể cho đi lớp được. ở tuổi này bé đã khá cứng cáp, tự xúc cơm cháo ăn được, tự đi vệ sinh, đặc biệt bé đã được tiêm khá đủ các mũi tiêm phòng. Chính vì vậy sức khỏe của bé lúc này rất tốt, đủ điều kiện cho đi lớp học. Tuy nhiên, có rất nhiều bà mẹ quyết định cho con ở nhà để tự chăm sóc. Vì vậy, các bà mẹ cần có cách chăm sóc trẻ mầm non tốt hơn.

Như vậy, cách chăm sóc trẻ mầm non cần phải khác so với chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhất là đối với những mẹ có con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm, thì nên chú ý sau:

Tạo thói quen ăn, ngủ, vệ sinh đúng giờ cho con.

Việc ăn uống đúng giờ không chỉ giúp thể chất và não bộ của trẻ phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn bắt trẻ phải ăn cái này, cái kia mà hãy tạo cho con hứng thú vào những món ăn mà bạn muốn con ăn. Ví dụ: Bày những món ăn đầy màu sắc và kể những câu chuyện thú vị về món ăn đó chắc chắn con bạn sẽ rất hứng thú đấy.

Hiện nay có rất nhiều bà mẹ dậy con cách ăn theo phương pháp Nhật Bản rất thành công. Bằng cách cho con ngồi vào bàn ăn riêng ( bàn chung cũng được) và để con tự xúc phần thức ăn của mình. Bao giờ con ăn hết mới cho đứng lên và nghịch trò chơi.

cham-soc-tre-mam-non

Tuy nhiên, để con ăn ngoan thì mẹ cũng phải lên một thực đơn ngon bổ dành riêng cho con, mẹ có thể tham khảo bảng sau:

Thứ nhất là bữa sáng: đây chính là bữa ăn chính quan trọng với trẻ, vì thế, mẹ cần chú trọng chuẩn bị bữa sáng cho trẻ sao cho thật giàu dinh dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý cho bữa sáng của bé mà mẹ có thể tham khảo:

- Cháo sườn củ dền

- Cháo tôm thịt rau cải

- Phở bò

- Cháo cá hồi rau ngót

Thứ hai là bữa trưa. Bữa trưa của trẻ mầm non nên ăn cơm thay vì các món ăn dễ tiêu như buổi sáng.

- Thịt bò xào rau củ + canh cua rau dền mồng tơi + cơm

- Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm

- Thịt trứng xào cà chua + canh thịt xà lách xoong + cơm

- Thịt đậu phụ xốt cà chua + canh tôm bí xanh + cơm

Thứ ba là bữa tối. Thực đơn dinh dưỡng cho bữa tối của bé có thể được xây dựng như sau:

- Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm

- Thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót + cơm

- Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm

- Cá phi-lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm

- Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ + cơm

cham-soc-tre-mam-non

Thay đổi món ăn thường xuyên sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé hơn. Bé sẽ không bị chán ăn và lớn lên nhanh chóng.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, các chứng minh khoa học cho thấy khi trẻ được ngủ ngon và nghỉ ngơi đủ giấc sẽ giúp não bộ hoạt động một cách tốt nhất. Vì thế, hãy rèn cho con thói quen đi ngủ đúng giờ để đón chào một ngày mới tràn đầy năng lượng nhé!

Ngoài ra, mẹ cần rèn con có thói quen tự đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Tạo không gian cho con thoải mái vui chơi, sáng tạo.

Có thể mẹ không biết, ở độ tuổi mầm non này não bộ của bé đang rất phát triển. Sự sáng tạo của bé rất đáng kinh ngạc. Khi thấy bé lục lọi đồ đạc hay cắt xé tung bành lên thay vì quát mắng bé thì mẹ nên để con tự nhiên. đừng làm gián đoạn khả năng tìm kiếm và sáng tạo của bé.

Mẹ cũng có thể mách con cách tạo ra những đồ chơi từ vật dụng xung quanh như vỏ chai nước, lõi giấy vệ sinh, hay thùng catton,... con sẽ cực kì thích thú đó.

Tâm sự và lắng nghe con nhiều hơn.

Để chăm sóc trẻ mầm non tốt nhất, các bố các mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự với bé. Đừng nghĩ bé nhỏ không có tâm sự gì thì thật là sai lầm. Bắt đầu biết nhận thức là bé cũng đã có tâm sự. Cũng giống như người lớn, trẻ có những cách thể hiện cảm xúc khác nhau ví dụ như la hét khi tức giận, khóc khi buồn hay giậm chân khi không thể gọi tên cảm xúc của mình…

cham-soc-tre-mam-non

Trong trường hợp này cha mẹ có thể cảm thấy bực bội nhưng đừng vội tìm cách dập tắt cơn cảm xúc của trẻ. Hãy kiên trì chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu đồng thời cùng con tìm những giải pháp vượt qua điều đó trong sự bình tĩnh. Hành động này còn giúp rèn luyện kỹ năng kiềm chế bản thân cho trẻ nữa đấy.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan