[Chuyên gia chia sẻ] chăm sóc trẻ co giật ĐÚNG CÁCH – THÔNG MINH

Ngày 01/06/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Co giật là triệu chứng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị sốt ở mức quá cao trên 38 độ C cơ thể bé sẽ có dấu hiệu bị co giật. Mẹ đừng quá lo lắng mà tin vào những mẹo dân gian không khoa học để ngừng việc co giật của trẻ. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ những cách chăm sóc trẻ co giật sự co giật của trẻ.

cham-soc-tre-co-giat

1. Triệu chứng của co giật ở trẻ nhỏ.

Co giật thường xuyên xuất hiện khi sốt cao trên 38 độ C có thể kéo dài trong một ngày, đặc biệt là trong 12 giờ đầu. Dấu hiệu thường thấy là đột ngột làm các đọng tác mất ý thức, lòng đen mắt không cố định, trợn lên hoặc lác sang hai bên, chân tayh có thể co quắp, khi được bế lên thì đầu ngửa ra sau, miệng chảy rãi và cơ mồm cũng co giật theo. Đôi khi hông thấy trẻ thở, sắc mặt có màu xanh tái hoặc trắng bệch. Hiện tượng này xảy ra trong một thời gian ngắn. Sau đó nhận thức được khôi phục lại rất nhanh, hệ thống thần kinh không có ảnh hưởng bất thường.

2. Biện pháp hữu dụng tức thời.

Trước tiên mẹ cần kẹp nhiệt độ cho bé, khi phát hiện thấy chỉ số trên 38 độ c thì bé có nguy cơ sốt co giật rất cao. Tùy vào mức độ co giật của bé mà chúng ta có những cách xử trí khác nhau.

Khi bé sốt cao mẹ nên nhanh chóng cho bé nằm xuống chỗ thoáng mát, tránh ôm ấp bé bởi càng khiến cho bé bị khó thở. Sau đó cởi bớt  quần, áo, tất, khắn để bé dễ thở hơn. Chườm khăn nóng (nước ấm) vào chán và các mao mạch chính như cổ, nách, bẹn, bàn chân, bàn tay. Tránh chờm lạnh vì khi các mao mạch gặp lạnh sẽ bị co lại, sờ vào da ta thấy có vẻ như giảm nóng nhưng thực chất nhiệt độ không giảm tí nào.Nếu bé vẫn không có dấu hiệu hạ sốt thì nên cho bé uống thuốc giảm sốt ngay.

cham-soc-tre-co-giat

Trường hợp bé từ 2 – 3 tuổi trở lên có thể dùng thuốc hạ sốt efferangan dạng bột. Còn đối với trẻ sơ sinh mẹ nên mua thuốc để đặt hậu môn cho bé. Để tránh dịch hậu môn trôi vào phổi bé, mẹ nên đặt bé ở tư thế nằm hơi nghiêng.

Dùng khăn kê vào miệng giữa hai hàm răng của bé. Mục đích chèn khăn như vậy để nước dãi hoặc dịch đờm trôi từ họng ra ngoài không làm bé bị sặc, và ngăn ngừa việc bé lên cơn co giật sẽ cắn vào lưỡi gây chảy máu nghiêm trọng. Trường hợp bé đã mím nghiền răng thì mẹ không nên cố cậy răng bé để kê khăn vì có thể sẽ làm tổn thương đến nướu và răng của bé.

Khi bị co giật tuyệt đối không được dùng các biện pháp đè nén tay, chân của bé lại bởi sẽ làm đau các khớp xương nhỏ của bé. Không được vắt chanh vào miệng bé hoặc cho bé ăn bất cứ thứ gì. Vì bạn sẽ làm cho bé bị sặc và tắc đường hô hấp, gây viêm họng, viêm phổi.

Phải đặt trẻ nằm ngửa, xung quanh thoáng khí không được tụ tập đông người quá gần trẻ hoặc không được để bé nằm một mình. Quan sát kĩ từng biểu hiện của trẻ để kịp thời sơ cứu.

cham-soc-tre-co-giatSau khi cơn co giật kết thúc, bé sẽ rất mệt và một giấc ngủ sâu hoàn toàn là điều cần thiết cho trẻ. Mẹ nên đảm bảo cho bé một giấc ngủ ngon lành để bé hồi phục lại sức khỏe. Nếu cho bé nằm phòng điều hòa, nhiệt độ nên để mức 27 – 30 độ C vì thân nhiệt của trẻ nhỏ thấp hơn so với người trưởng thành. Còn khi nằm phòng dùng bằng quạt, mẹ nên để quạt ở chế độ chuyển hướng, tránh áp thẳng trực tiếp vào người bé.

Điều đặc biệt lưu ý, kể cả khi bé có dấu hiệu thôi co giật nhưng mẹ vẫn nên chủ động đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám chữa kịp thời phòng ngừa tái phát.

3. Chế độ dinh dưỡng.

Khi bé còn bú mẹ, mẹ nên chọn những thực phẩm có tính hàn và đặc biệt nhiều vitamin C ví dụ như: các loại rau xanh, củ, quả có màu đỏ hoặc vàng. Bé sẽ nhận được dưỡng chất thông qua sữa mẹ.

Khi bé có khả năng ăn được thức ăn ngoài sữa mẹ, mẹ nên cho bé ăn thêm các bữa nhỏ từ các loại hoa quả. Các dưỡng chất có trong hoa quả sẽ dễ hấp thu hơn thịt cá.

4. Một số tác hại khi trẻ bị co giật.

cham-soc-tre-co-giat

Thông thường khi bé bị co giật ở lần đầu tiên, rất có thể bé sẽ bị lặp lại những cơn co giật khi sốt vài lần kế tiếp. Nhưng có những trường hợp bé bị co giật quá nhiều lần sẽ gây nên tình trạng giảm trí nhớ sau này của bé. Một số khác khi bị lặp lại nhiều lần cơn co giật, nguy cơ mắc bệnh động kinh dù rất thấp nhưng có.

Dọn dẹp nhà ở và nơi nằm của bé phải thật thường xuyên để bé được sống trong môi trường an toàn, có sức đề kháng tốt. Phòng tránh co giật cho bé cũng như giảm bớt gánh lo cho mẹ. Chúc mẹ và bé sống khỏe vui mỗi ngày.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan