10 Điều mẹ cần biết “chăm sóc bé sinh đôi” THÔNG MINH – NGOAN NGOÃN
Ngày 17/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Tin vào chính mình, cho con bú bằng sữa mẹ, giữ bình tĩnh, phân chia thời gian hợp lý, ngủ đủ, nhờ trợ giúp… là những bí quyết giúp cha mẹ chăm sóc bé sinh đôi không quá vất vả, căng thẳng.
- 🌸 #Kinh nghiệm” VÀNG” chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào ĐÚNG CÁCH – AN TOÀN
- 🌸 Hướng dẫn CHĂM SÓC trẻ xuất huyết não màng não HIỆU QUẢ
Chăm sóc trẻ chưa bao giờ là đơn giản ở những người lần đầu làm cha mẹ, đặc biệt là những người sinh đôi. Vậy làm thế nào để có thể chăm bé sinh đôi “mau ăn chóng lớn” mà mẹ vẫn có thời gian chăm sóc bản thân? Dưới đây là tổng hợp những bí quyết được các mẹ sinh đôi truyền tai nhau, các mẹ có thể tham khảo:
-
Tin vào chính mình
Kinh nghiệm, quan điểm chăm sóc con của mỗi bậc cha mẹ là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy không nên rập khuôn chăm con theo cách của gia đình khác. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi con sẽ có những ý kiến trái chiều về cách mẹ chăm con đến từ những người xung quanh thậm chí là người trong gia đình như mẹ chồng hoặc chồng khiến mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Tuy nhiên, hãy luôn tin vào bản năng làm mẹ của mình cùng với tình yêu chắc chắn mẹ sẽ có cách chăm con phù hợp nhất.
-
Cho con bú bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé, vì vậy hãy cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt. Loại bỏ suy nghĩ sinh đôi sẽ không đủ sữa cho bé. Cơ thể bạn sẽ biết cách lắng nghe nhu cầu sữa từ các con. Càng cho con bú nhiều, sữa càng sản xuất nhiều. Khi trẻ sinh đôi đói, chúng sẽ tìm vú mẹ và hầu hết các bà mẹ đều có khả năng sản xuất đủ sữa để thỏa mãn cho cả hai em bé lớn lên.
-
Giữ bình tĩnh
Nếu như một em bé quấy khiến bạn mệt mỏi thì cùng lúc cả hai bé quấy khóc sẽ như một cơn ác mộng đối với bất cứ bà mẹ nào. Để không giận dữ, la mắng, đánh bé mẹ cần biết kiểm soát cảm xúc để nguôi cơn giận. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của người thân để tạo cho mình một không gian riêng, thả lỏng cơ thể suy nghĩ về những điều tích cực và nhớ lại những kỷ niệm đẹp có được với con nhỏ.
Tin hay cho Mẹ>> # Mách mẹ THÔNG MINH cách chăm sóc bé 8 tháng tuổi “KHOA HỌC” tốt nhất
-
Phân chia thời gian hợp lý
Đối với cha mẹ, cần có sự thảo luận và phân công thời gian để có thể chia sẻ, hỗ trợ việc chăm sóc nuôi dạy con. Bạn là một người mẹ, và sẽ rất dễ để bản thân mình ngập chìm trong việc chăm sóc con, mà quên mất rằng những người xung quanh cũng có thể cùng bạn chăm bé rất giỏi. Vậy nên bạn hãy nhường em bé cho chồng, và đừng tỏ ra mình là một người mẹ “biết tuốt”. Tránh tình trạng một mình mẹ ôm đồn công việc khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng. Ví dụ như chồng bạn sẽ lo việc dọn dẹp nhà cửa, hay chơi cùng con, vệ sinh, tắm rửa cho con… để bạn có thêm thời gian cho bản thân.
Song song cùng với đó, cha mẹ nên tập cho hai bé ăn và ngủ cùng lúc với nhau để tránh tình cảnh bạn phải thức dậy thường xuyên trong đêm chỉ để cho hết bé này đến bé khác bú. Việc làm cũng tương tự khi bé ngủ. Hãy để hai bé có chung một đồng hồ sinh học.
-
Mẹ ngủ đủ giấc
Khác với lúc bạn chưa có con nhỏ, thời gian ngủ của bạn sẽ bị rút ngắn và đứt quãng. Thiếu ngủ không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, lâu hồi phục sức khỏe mà còn làm mất sữa. Chính vì vậy, mẹ cần sắp xếp thời gian khoa học để có thể chợp mắt càng nhiều càng tốt, tốt nhất là khi bé ngủ cũng là lúc bạn tranh thủ ngủ.
Nếu bạn đã được ngủ đủ giấc mỗi ngày mà vẫn cảm thấy đuối sức thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một trong những nguyên nhân gây ra cơn mệt mỏi đáng sợ chính là mất cân bằng tuyến giáp hay nội tiết tố, tuy nhiên nó cũng không thường xuyên xảy ra.
-
Nhờ sự trợ giúp
Không ai phán xét hay chê cười việc bạn nhờ sự trợ giúp của người khác. Học cách chấp nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ. Hầu hết mọi người đều dành sự quan tâm thiết thực và tình cảm cho những bà mẹ mới sinh. Vì vậy, hãy để họ giúp đỡ bạn nếu cần. Ngay cả khi có những người lạ trong nhà, bạn cũng có thể yêu cầu họ giúp đỡ, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh. Trong trường hợp không có người thân để hỗ trợ, bạn nên trao đổi với chồng về việc thuê người giúp bạn có thêm thời gian chăm sóc bé.
-
Tiêm phòng đầy đủ
Trẻ sinh đôi thường có cân nặng kém hơn trẻ sinh một, vậy nên việc tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y Tế cũng góp phần phòng bệnh cho bé. Sau khi bé chích ngừa, bạn hãy để bé được nghỉ ngơi yên tĩnh. Những phản ứng phụ sau khi tiêm ngừa là khá hiếm hoi, nhưng em bé của bạn có thể sẽ hơi khó chịu, quấy khóc sau khi chích.
Ngoài những bí quyết trên, cha mẹ cần chủ động học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức nuôi dạy, chăm sóc con sinh đôi thông qua các lớp tiền sản, sách báo, hội thảo khoa học, internet, và nhất là từ chính mẹ của mình.
Xem thêm>> [Cẩm nang A- Z ] Chăm sóc bé yêu 10 tháng tuổi PHÁT TRIỂN – THÔNG MINH toàn diện
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm