[CHUYÊN GIA chia sẻ] Cách chăm sóc bé sau tiêm phòng KHOA HỌC - ĐÚNG CÁCH

Ngày 25/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Tiêm phòng là một biện pháp đơn giản và an toàn để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng con có những phản ứng phụ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Dưới đây là một số cách chăm sóc bé sau tiêm phòng mà mẹ không nên bỏ qua.

cham-soc-be-sau-tiem-phong

1/ Chăm sóc bé sau tiêm phòng bị sốt

Sốt là một phản ứng mà hầu hết các trẻ đều gặp phải sau khi tiêm phòng. Khi trẻ bị sốt, mẹ cần phải kiểm tra nhiệt độ của con 2-3 giờ một lần để đảm bảo sức khỏe của con. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt để tránh hiện tượng co giật ở trẻ. Nếu con chỉ sốt nhẹ, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ.

Những lưu ý khi trẻ bị sốt:

  • Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho con mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để giúp tản nhiệt được dễ dàng hơn
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa mẹ hơn
  • Cho con ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu
  • Có thể chườm ấm để giúp con hạ sốt

Với cách chườm ấm vừa giúp tỏa nhiệt cho con, lại không khiến con nhiễm lạnh. Mẹ nên đặt 2 khăn ở bẹn, 1 khăn để lau xung quanh người và cứ sau 2-3 phút thì mẹ nên thay khăn 1 lần. Nếu nhiệt độ của con có giảm dưới 38 độ thì mẹ nên lau khô cho con rồi mặc quần áo lại cho bé.

  • Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước đá hoặc rượu để chườm cho con

Con bị sốt là hiện tượng bình thường khi tiêm phòng, tuy nhiên nếu trẻ bị sốt cao quá thì mẹ cần lưu ý hơn, nếu tình trạng của con không đỡ thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

Bạn nên đọc>> {ĐỌC NGAY} “cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi” của mẹ THÔNG THÁI chia sẻ

2/ Chăm sóc vết tiêm sưng đau của con

Bên cạnh con bị sốt thì vết tiêm bị sưng đau cũng là hiện tượng bình thường sau khi tiêm phòng. Những vết tiêm sưng tấy, nổi cục, đua khiến trẻ quấy khóc, mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh, sau đó chườm vào vết tiêm để giúp bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ nên chườm từ 15-20 phút và cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho trẻ.

cham-soc-be-sau-tiem-phong

Một số bà mẹ con chia sẻ kinh nghiệm để giảm vết sưng đau của con bằng cách sát chanh hoặc đắp 1 lát khoai tây lên vùng tiêm để giảm sưng, đau cho bé. Tuy nhiên đây là một cách sai lầm, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương cho bé. Các mẹ cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến con.

3/ Hiện tượng phát ban, nổi mề đay của trẻ

Phản ứng này thường xảy ra khi con tiêm phòng bệnh sởi, quai bị hay thủy đậu. Hiện tượng này thường xảy ra nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các vết phát ban, nổi mề đay này sẽ biến mất sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu con không hết mà con có những dấu hiệu sau thì mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán tốt nhất:

  • Con sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu giảm sốt
  • Con ho kèm theo hiện tượng co giật
  • Người tím tái, mất ý thức, ngủ li bì

Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con nên mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi con thường xuyên.

4/ Những lưu ý khi cho bé tiêm phòng

  • Trước khi cho con tiêm phòng, mẹ cần phải thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con như: con đang ốm, con sinh non, sốt, bị dị ứng, hay có phản ứng với lần tiêm chủng đợt trước,....
  • Sau khi tiêm chủng, mẹ không được chườm, bôi hay đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm mà không có chỉ định của cán bộ y tế
  • Cần phải theo dõi con thường xuyên ngay sau khi tiêm: 30 phút tại trung tâm tiêm phòng và 24 giờ sau khi tiêm
  • Khi trẻ có hiện tượng sốt cao, mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có sự hướng dẫn của cán bộ y tế
  • Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ cần phải thông báo ngay với bác sĩ, hoặc đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất
    cham-soc-be-sau-tiem-phong
  • Sau khi tiêm phòng, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con để tăng cường sức khỏe cho bé
  • Cần phải vệ sinh cho bé, không vì bé sốt mà không vệ sinh cho bé sạch sẽ. Mẹ tắm cho con bằng nước ấm trong phòng kín và phải giữ ấm cho cơ thể con để tránh con bị cảm lạnh.
  • Nếu mẹ đã áp dụng những biện pháp chăm sóc bé sau tiêm phòng đúng cách mà con vẫn chưa hạ sốt, hoặc có những biểu hiện co giật, tím tái, người ốm yếu, bỏ bú, khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ, nôn mửa, đại tiện ra máu,... mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để được xử lý và chăm sóc khẩn cấp

Con sau tiêm phòng thường rất quấy khóc, vì vậy mẹ cần kiên nhẫn chăm sóc. Với những thông tin và chia sẻ về cách chăm sóc bé sau tiêm phòng trên sẽ giúp mẹ dễ dàng “xử lý” những triệu chứng sau tiêm phòng của con. Mẹ cũng không nên quá lo lắng về những dấu hiệu sau khi tiêm của con, tuy nhiên mẹ cần phải theo dõi con để có thể xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bé.

Xem thêm>> {Hướng dẫn} Mẹ chăm sóc trẻ em Việt PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN – THÔNG MINH

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan