Bí kíp “chăm sóc bé viêm phế quản” khi thay đổi thời tiết KHOA HỌC – TỐT NHẤT

Ngày 30/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Ngay khi chớm bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc bé viêm phế quản đúng cách để giúp con giảm sốt, ho, dễ thở.

cham-soc-be-viem-phe-quan

Để mẹ hiểu hơn về bệnh cũng như có cách phòng và điều trị bệnh đúng cách, trước hết cần phải tìm hiểu viêm phế quản là gì.

Theo đó, viêm phế quản là hiện tượng viêm nhiễm đường thở dưới (hay còn gọi là sưng cuống phổi) nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và để ho kéo dài  thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi. Bệnh khá phổ biến, nhất là khi thời tiết thay đổi, bệnh có thể tấn công mọi đối tượng, song chủ yếu là ở người già và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu kém. Cùng với các bệnh về tiêu chảy, chân tay miệng, sốt xuất huyết, viêm màng não… viêm phế quản để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm phế quản cấp tính do nhiễm virut, ngoài ra còn do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi, khí độc. Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh, cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp cũng khiến cho vi trẻ dễ bị viêm phế quản. Ngoài ra, bệnh thường xuất hiện cùng, hoặc sau khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà … hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

cham-soc-be-viem-phe-quan

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản

  • Ở giai đoạn khởi phát: bé sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).
  • Giai đoạn phát triển của bệnh: bé sẽ sốt nặng hơn, đi kèm hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
  • Giai đoạn nguy hiểm để lại nhiều biến chứng: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Cùng với đó bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Chức năng về đường hô hấp bị ảnh hưởng, bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Lúc này khi ăn trẻ sẽ bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.

cham-soc-be-viem-phe-quan

Biến chứng để lại

Phần lớn các trường hợp là viêm phế quản cấp tính, không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng như:

  • Giãn phế quản
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Viêm phế quản bội nhiễm
  • Viêm phế quản co thắt (biến chứng gần nhất dẫn đễn hen phế quản)
  • Hen phế quản (hen suyễn)
  • Viêm phổi

Tin hay cho bạn>> {Mẹo} chăm sóc bé bị VIÊM HỌNG không bị Đau Rát Họng, Quấy Khóc và NHANH KHỎI

Chăm sóc bé viêm phé quản đúng cách

Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, xử lý bệnh chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…). Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh, ít để lại hậu quả nghiêm trọng.

  • Ngay khi nhận ra các dấu hiệu bất thường như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi… cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng. Vào mùa hè cha mẹ không nên mặc nhiều quần áo vì càng làm cho mồ hôi ra nhiều khiến trẻ dễ nhiễm lạnh hơn. Thay vào đó, nên mặc đồ thoáng mát chất liệu cotton, không nên cho bé nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp.
  • Với trẻ sơ sinh cần cho bé bú nhiều để giảm đờm đặc ở cổ, tăng khả năng miễn dịch. Ở trẻ lớn hơn chút, cha mẹ cho bé uống nhiều nước, có thể là nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng.

    cham-soc-be-viem-phe-quan
  • Chế độ dinh dưỡng: tăng lượng trái cây, rau xanh đậm màu như cam, bưởi; bông cải xanh, rau bina và cà rốt.
  • Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà. Chế biến đồ ăn loãng, nhiều nước cho bé dễ nuốt, tiêu thụ.
  • Vì ho nên kiêng các loại hải sản, hoặc đồ chiên nhiều dầu mỡ tránh đầy bụng, chướng hơi.
  • Hạn chế cho bé uống nước lạnh, thay vào đó là nước ấm để hạn chế tắc sung huyết, làm sạch đờm nhớt để bé dễ thở và đỡ đau rát cổ họng.
  • Nếu ở giai đoạn đầu của bệnh, cha mẹ chăm sóc tốt và nhận thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm thì tuyệt đối không vội vàng dùng thuốc kháng sinh.
  • Nếu mũi và họng có nhiều đờm, mẹ kết hợp vỗ rung đờm và hút dịch mũi khỏi mũi bé tránh để lâu sẽ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
  • Nếu bé sốt trênn 38.5 độ C, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Nếu sốt đi kèm với các biểu hiện khó thở, thở gấp, da xanh tím tái, nôn ói, bỏ ăn hoặc bỏ bú thì phải đưa bé tới cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Giữ môi trường sống và phòng ngủ bé sạch sẽ, thông thoáng. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc xung quanh trẻ, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che đậy kín kẽ khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh và có sương.

Xem thêm>> {CHUYÊN GIA chia sẻ} Kinh nghiệm "chăm sóc trẻ viêm tai giữa" KHOA HỌC - THÔNG MINH

​​​​​​​LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan