{Kinh nghiệm} Chăm sóc bé quai bị tại nhà từ mẹ THÔNG MINH

Ngày 18/06/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ thường xuất hiện nhiều khi thời tiết vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ vô sinh, viêm não, hoặc thậm chí viêm màng não. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các mẹ cần có biện pháp để chăm sóc bé quai bị tại nhà đơn giản và chuẩn xác.

cham-soc-be-quai-bi

Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở trẻ

Hiện tượng quai bị là một bệnh truyền nhiễm, do virus quai bị lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, bệnh quai bị rất dễ trở thành dịch ở đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, bệnh quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ, hay viêm tuyến mang tai.

Quai bị thường phát tán vào mùa đông và sang xuân, khi thời tiết lạnh, ẩm ướt. Bệnh rất dễ lây thành dịch vì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở những nơi công cộng như công viên, lớp học, nhà trẻ,... khi tiếp xúc với nước bọt người mắc bệnh, khi bệnh nhân nói, hắt hơi, nước bọt bắn sang khiến bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp.

Đối tượng thường ít mắc bệnh quai bị nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, chủ yếu nhất thường thấy ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi. Tuy nhiên, cần phải phòng ngừa bệnh triệt để khi ở trong vùng dịch. Đối với trẻ em hoặc người lớn chưa được tiêm phòng loại bệnh này khả năng mắc phải quai bị là rất cao, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành rất ít.

cham-soc-be-quai-bi

Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã mắc bệnh quai bị bao gồm: các cơn sốt, khó chịu, đau họng, chán ăn, đau đầu, sợ ánh sáng chói,... Khi thấy trẻ sốt, khó chịu, đau họng, kém ăn, hãy kiểm tra mang tai trẻ, khi thấy sưng to dần hãy nghĩ ngay đến quai bị. Khi trẻ bị bệnh quai bị, tuyến mang tai sưng to khoảng 3 ngày rồi giảm dần đi, có thể sưng 1 hay cả 2 bên vùng mang tai. Trẻ có cảm giác khó nuốt, nói cũng khó khăn hơn. Phần bị sưng gây đau nhưng không nóng, không tấy đỏ lên, khác với các trường hợp viêm nhiễm khác.

Bố mẹ cần theo dõi những triệu trên có gì khác thường để kịp thời đưa con tới bác sĩ và có cách chăm sóc bé quai bị nhanh nhất.

Cách chăm sóc bé quai bị tại nhà

Ở nhà, phụ huynh cho bé uống nước và súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối loãng, Bổ sung nước lọc ấm, nước hoa quả, sữa hạt để cơ thể tránh mất nước, cho trẻ ăn những thức ăn loãng và nếu trẻ có triệu chứng nuốt khó thì nên cho trẻ ăn bằng ống hút.

cham-soc-be-quai-bi

Chăm sóc bé quai bị cần kiêng gì cũng là một trong những vấn đề phụ huynh cần lưu tâm khi bé được chẩn đoán loại bệnh nguy hiểm này:

Những đồ như chua, cay, mặn, đắng sẽ tác động mạnh đến tuyến nước bọt khiến tuyến tuyến nước bọt này sưng to hơn, vì vậy cần tránh cho trẻ ăn những đồ có vị như trên.

Không tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sở dĩ nói như vậy vì có một số người tin vào các mẹo dân gian say lá ra đắp vào cho chóng khỏi. Thực tế điều này không có tác dụng đối với bệnh quai bị.

Khi bị bệnh quai bị, không nên cho bé ăn những món ăn nếp và thực phẩm khó tiêu hóa.

Mẹ nên kiêng cho bé đụng vào nước lạnh hoặc tắm quá lâu. Khi cơ thể bị lạnh càng khiến cho chỗ sưng thêm đau hơn. Có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tránh bụi bẩn, không khí lạnh để không bị bội nhiễm vi khuẩn.

Khi mắc bệnh quai bị cần giữ bé trong phòng, bé cần nghỉ ngơi, không nên hoạt động mạnh.

Mẹ cần nấu cho bé ăn những món như :

Nấu cháo gạo tẻ hay canh trứng chia thành nhiều bữa và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Khi bệnh chuyển biến khỏi dần, mẹ từ từ chuyển qua những món mềm, không ăn đồ cứng ngay bởi thể trạng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

cham-soc-be-quai-bi

Các loại đỗ không chỉ có thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng như thuốc giúp trẻ mắc quai bị mau hồi phục. Khẩu phần ăn gồm đỗ xanh, đỗ tương chia lượng bằng nhau và đem đun nhừ và bỏ thêm đường đỏ. Ngoài ra, mẹ ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ kèm thêm rau cải cho bé ăn đều đặn trong 3 đến 5 ngày để giúp bệnh tình thuyên giảm.

Bé cần nguồn năng lượng dồi dào từ rau và hoa quả giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.

 Khi trẻ bị bệnh quai bị, cần cách ly trẻ tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, mang khẩu trang ngừa tiếp xúc mầm bệnh qua hệ hô hấp. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho bé đến bác sĩ để điều trị và đồng thời cũng tránh lây lan cho các bé khác. Phụ huynh cũng cần tham khảo nhiều cách thức chăm sóc bé quai bị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ nhỏ nhé!

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh quai bị ở trẻ em , cần vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp thường xuyên môi trường nhà ở, mở cửa cho thông thoáng và tận dụng ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phòng quai bị, nếu chưa tiêm phòng mà trẻ em có tiếp xúc với người bệnh thì cần phải tiêm ngay trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc để không bị lây nhiễm.

cham-soc-be-quai-bi

Bệnh quai bị có biến chứng nguy hiểm liên quan tới đường sinh sản của các bé sau này. Chính vì vậy bố mẹ cần học ngay cách chăm sóc bé quai bị tại nhà một cách nghiêm túc và khoa học nhất. Chúc các bố các mẹ thành công nhé.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Bài viết liên quan