{Bí kíp} Chăm sóc bé 14 tháng tuổi KHỎE MẠNH – THÔNG MINH – LANH LỢI
Ngày 19/06/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Khi bé nhà bạn bước sang giai đoạn 14 tháng tuổi. Dường như mọi thứ liên quan đến con không hề dễ dàng đối với những người làm cha làm mẹ. Phải chăm sóc bé 14 tháng tuổi ra sao? Chăm con như thế nào là tốt nhất? Và hàng ngàn những câu hỏi khác được đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ đóng góp không ít về kinh nghiệm chăm sóc bé 14 tháng tuổi mà bố mẹ nên lưu tâm.
-
🌸 “Chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn” KHOA HỌC – ĐÚNG CÁCH giúp bé mau khỏi
-
🌸 Tiếc gì 2 phút để HỌC “cách chăm sóc bé 7-8 tháng tuổi” TỐT NHẤT
Hiểu tâm lí của con
Khi con 14 tháng tuổi, con không còn là đứa trẻ mới tập đi nữa. Giai đoạn này con cực kì hiếu động, chạy khắp nhà, lục tung đồ đạc có trong các ngăn kéo – việc yêu thích nhất của con. Chắc hẳn các bố các mẹ đều cảm thấy rất bực mình vì những trò nghịch ngợm của con nhưng khoan vội la mắng con. Về bản chất ở độ tuổi này, não bộ con đang rất phát triển, muốn khám phá những thứ mới mẻ, bé sẽ không chịu chơi mãi một thứ đồ chơi quen thuộc. Thay vào đó, mẹ nên để cho con thỏa sức vui đùa. Con bày thì mình dọn không sao cả. Bởi theo khoa học, con càng tìm tòi khám phá bao nhiêu thì con càng thông minh bấy nhiêu.
Cách tốt nhất mẹ nên chuẩn bị thật nhiều đồ chơi cho con, đủ loại, đủ màu sắc, nhưng phải chọn những loại đồ chơi có chất lượng đảm bảo. Thông thường những bé gái thích chơi những vật mềm mại có màu hồng, đỏ. Còn những bé trai thường ưa các đồ có hình dạng khác nhau, màu xanh,... tùy từng sở thích của mỗi con mẹ nên chọn cho bé những đồ chơi phù hợp, hướng cho bé chơi những đồ chơi thông minh, lắp ghép hình dạng hoặc sắc màu để con phát triển trí tuệ hơn.
Tập cho con thái độ hợp tác với người lớn.
Trong nhiều trường hợp, bé có những thái độ “lì lợm” lúc đầu sẽ xuất hiện khi bé nhận ra những gì bé có thể và không thể kiểm soát được. Bố mẹ hết sức bình tĩnh như không nhìn thấy sự phản kháng của bé. Thay vì la mắng mà hãy cùng với bé, bạn sẽ học được những gì là quan trọng hay không. Cố gắng có những lời nói phù hợp với hành động. Bé sẽ phát triển thói quen trong một môi trường mà bé biết ai sẽ đáp ứng nhu cầu chủ yếu của mình.
Có đôi lúc bạn sẽ thấy làm cha mẹ khá đơn giản và dễ dàng nhưng cũng có lúc thấy khó khăn. Đây là lúc bé thích khám phá và hay tò mò, bé sẽ cần xóa bỏ những giới hạn quen thuộc để tìm hiểu về những điều mới lạ. Điều này sẽ dẫn đến những khoảnh khắc thú vị khi bé muốn chơi với một cái gì đó hoặc đi đâu đó. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào cũng làm bé hài lòng mà là phải giữ cho bé an toàn. Sẽ có lúc bạn cần tự nhủ rằng mặc dù bé biết những gì bé muốn, bạn vẫn phải biết những gì bé cần.
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho con
Khi con 14 tháng tuổi mẹ cũng cần thay đổi bữa ăn cho con. Con sẽ bú mẹ ít thay vào đó mẹ hãy đan xem các bữa ăn dặm mà bé thích. Thực phẩm giờ đây không cần phải say quá nhuyễn, mẹ nên cho bé tập nhai dần vì giờ bé mọc tương đối nhiều răng.
Trong bữa ăn, mẹ nên tạo thói quen cho con ngồi bàn ăn như người lớn. Những ngày đầu ép con vào khuôn khổ sẽ rất vất vả, nhưng hãy kiên trì rèn con ngồi ăn ngoan ngoãn trên ghế. Mẹ hãy đảm bảo con có một chiếc ghế ăn an toàn và tạo cảm hứng cho con ăn ngon miệng hơn. Càng tiếp xúc với những thói quen tốt sớm, bé càng ý thức việc tự ăn tốt hơn. Mẹ không cần phải tốn quá nhiều thời gian để dong duổi con ăn nữa.
Giữ gìn sức khỏe cho bé.
Vào mùa hè, khi con nô nghịch sẽ toát mồ hôi khá nhiều ở trên đầu và sau lưng. Mẹ chú ý lấy khăn vải lau thấm mồ hôi cho bé, tránh trường hợp để mồ hôi thấm ngược trở lại gây tình trạng ho, khó thở, viêm phổi,... Ngay cả việc thường xuyên cắt tỉa móng chân, móng tay cho bé mẹ không được quên. Nhiều bé có thói quen ngậm mút tay, vi khuẩn ở móng tay sẽ theo miệng đi vào cơ thể khiếm bé bị ốm.
Vào mùa đông, da các con rất dễ bị nứt nẻ, mẹ hãy vệ sinh da bé thật sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Dạy con cách yêu thương
Đặc biệt, tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với các thú cưng trong nhà. Mẹ nhớ không bao giờ để bé một mình mà không có người trông. Cũng đừng nghĩ là bé biết cách cư xử nhẹ nhàng với các thú nuôi trong nhà. Học cách nâng niu, chăm sóc thú nuôi trong nhà là những kỹ năng đòi hỏi khả năng nhận thức nhất định. Ở tuổi này, bé còn quá nhỏ để biết cách chăm sóc vật nuôi. Một phần để tránh bé bị lây bệnh dịch từ thú cưng.
Hy vọng nhỏ nhoi bài viết trên sẽ giúp ích cho các bố mẹ về cách chăm sóc bé 14 tháng tuổi hay ho nhất. Nhìn thấy con lớn lên mỗi ngày là niềm hạnh phúc của bất cứ ông bố bà mẹ nào. Chúc các bạn thành công với cách chăm con của mình.
- 🌸 Cách “chăm sóc bé bị thủy đậu” ĐÚNG CÁCH – KHOA HỌC Mẹ thông minh cần biết
- 🌸 Mẹ cần CHÚ Ý cực kỳ QUAN TRỌNG “Chăm sóc trẻ 7 đến 8 tháng tuổi”
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm