“Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng” ĐƠN GIẢN – AN TOÀN – ĐÚNG CÁCH
Ngày 29/05/2018 Tác giả Nguyễn thành Trung
Dây rốn của trẻ cực kì quan trọng, đây là nơi đưa dưỡng chất từ cơ thể của người mẹ sang cơ thể của bé trong suốt thời kì mang thai. Sau khi được sinh ra dây rốn của bé sẽ tự nhiên teo lại và rụng đi. Đây là trạng thái vô cùng bình thường, nhưng điều đáng chú ý là cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng làm sao để giữ vệ sinh an toàn cho vùng rốn của bé không bị nhiễm trùng.
-
🌸 {ĐỌC NGAY} “cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi” của mẹ THÔNG THÁI chia sẻ
-
🌸 Kỹ năng “Vàng” trong cách chăm sóc bé 9 tháng tuổi THÔNG MINH
1. Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn?
Thông thường rốn sẽ rụng từ 7 đến 15 ngày. Trường hợp mẹ sinh bé non thì số ngày rụng rốn sẽ chậm hơn vài ngày so với trẻ được sinh đủ tháng.
Trong thời kì mang thai, dây rốn là đầu nối quan trọng giúp dinh dưỡng đi từ nhau thai tới cơ thể của bé. Khi bé chào đời, dây rốn cũng theo ra ngoài bụng mẹ, thường thì bác sĩ sẽ cắt và chừa lại một đoạn từ 3 – 5cm. Tuy nhiên nhiệt độ bên ngoài lạnh hơn khi còn trong bụng mẹ. Lúc đó dây rốn của bé sẽ tự nhiên co lại và dần dần sẽ ngừng đập. Trong trường hợp mẹ sinh con dưới nước, quãng thời gian dây rốn sống được kéo dài hơn, thông thường từ 3 – 20 phút.
2. Phòng chống viêm rốn cho trẻ sau sinh
Để phòng viêm rốn sau khi đầu còn lại của rốn rụng thì cần giữ vùng rốn của bé khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%. Nếu thấy hiện tượng dịch vàng chảy ra thì cần phải lau sạch ngay. Một điều cần hết sức tránh là không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhiễm trùng. Các mẹ lưu ý thêm cả cách thay băng rốn hàng ngày cho trẻ.
3. Cách thay băng rốn đúng cách.
Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Được khuyên, các mẹ nên để rốn bé hở với điều kiện không gian rộng rãi, thoáng mát, không có ruồi muỗi, như vậy rốn sẽ nhanh khô hơn và mau rụng hơn.
-Trước tiên mẹ (hoặc người thay băng rốn) cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
-Gỡ nhẹ nhàng băng rốn cũ bỏ đi.
-Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Tương tự với cách bôi trên, mẹ hãy lấy miếng bông khác thấm cồn rồi làm áp dụng cho lần sau. Tránh việc dùng cồn i-ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
-Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
-Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.
Mẹ cần tuân thủ đúng quy trình này để đảm bảo sự an toàn cho bé, tránh nguy cơ viêm rốn.
4. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng.
Sau khi rốn rụng, phần chân rốn nối liền với bụng sẽ tạo nên một vết thương nhỏ và cần được mẹ chăm sóc cẩn thận nếu không rốn sẽ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ lưu ý:
- Khi tắm cho trẻ cần ưu tiên phần rốn cao hơn để tránh nước dính vào rốn,làm cho rốn của bé luôn khô ráo, nhanh khô và nhanh lành. Cách tốt nhất mẹ có thể dùng gạc quấn rốn và lau người nhẹ nhàng cho trẻ trong chậu nước ấm. Chú ý bế trẻ làm sao cho phần rốn cao hơn nước để tránh nước dính vào rốn.
- Sau khi tắm xong, mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào rốn, dùng bông gòn lau sạch.
- Sử dụng thuốc làm khô rốn nếu rốn có dấu hiệu bị ướt, lâu khô. Lưu ý, khi sử dụng thuốc làm khô rốn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi phát hiện rốn có bất kỳ dấu hiệu như: chảy dịch, bưng mủ, sưng đỏ thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu.
Thời tiết ấm mẹ có thể mặc nguyên tã hoặc quần áo rộng cho bé, nhằm tạo ra môi trường khô thoáng để rốn khô nhanh hơn. Mẹ đặc biệt lưu ý không bao giờ được kéo cuống rốn kể cả khi trông nó sắp rụng ra.
Có một vài trường hợp sau khi cuống rốn rụng, những u thịt nhỏ vẫn còn lưu lại – chúng có thể tự biến mất sau này hoặc cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Nhưng hầu hết những u này không quá nguy hiểm và không chứa dây thần kinh nào, vì vậy, nếu việc can thiệp là cần thiết, bé sẽ không bị đau.
5. Một số lưu ý.
Việc thay rửa vùng rốn cho bé đúng cách, đúng lần hoàn toàn tốt. Nhưng ngược lại có những mẹ quá nghiêm trọng cho việc vệ sinh rốn đã thay rửa quá nhiều lần một ngày cho bé hoặc cuốn băng rốn nhiều lần gây bí. Điều này càng làm cho rốn của bé sưng mủ và viêm nhiễm.
Việc chăm sóc rốn sơ sinh sau khi rụng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần thực hiện theo những bước trên. Đồng thời thường xuyên quan sát nhằm phát hiện những điều bất thường có thể xảy ra để sớm kịp thời xử trí.Chúc các mẹ học được cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cho bé cưng an toàn và hiệu quả.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Địa chỉ: HH4C Kiot 62A - HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 097 309 08 11 - 0934 582 499
website: https://betuti.vn
Tin tức
Địa chỉ cửa hàng
Kiot 62A Tòa HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội
Hỗ trợ khách hàng
Hotline : 0973 090 811
Hotline : 09345 82 499
Hỗ trợ trực tuyến
Skype : Đang cập nhật
Email : huyensphn1@gmail.com
Bình luận về sản phẩm